Công trình cọc ván thép vĩnh cửu là gì? Khi thiết kế kết cấu và vòng vây dùng cọc ván thép cần xét các yêu cầu cơ bản nào?
Công trình cọc ván thép vĩnh cửu là gì?
Công trình cọc ván thép vĩnh cửu được giải thích theo tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9860:2013 về Kết cấu cọc ván thép trong công trình giao thông - Yêu cầu thiết kế như sau:
Công trình cọc ván thép vĩnh cửu (PermanentSteel Sheet Pile Structures)
Các công trình được xây dựng với mục đích sử dụng trong một thời gian dài, có thể bao gồm: công trình gia cố chân nền đường đắp trên đất yếu, gia cố chắn chống sụt trượt, các công trình bến cảng, công trình bảo vệ bờ, tường chắn đất, đê chắn sóng, kè, trụ neo, ụ tàu, cửa cống và kênh rạch, tường chống ăn mòn và tường trụ pin,...
Theo quy định công trình cọc ván thép vĩnh cửu (PermanentSteel Sheet Pile Structures) là các công trình được xây dựng với mục đích sử dụng trong một thời gian dài, có thể bao gồm: công trình gia cố chân nền đường đắp trên đất yếu, gia cố chắn chống sụt trượt, các công trình bến cảng, công trình bảo vệ bờ, tường chắn đất, đê chắn sóng, kè, trụ neo, ụ tàu, cửa cống và kênh rạch, tường chống ăn mòn và tường trụ pin,...
Khi thiết kế kết cấu và vòng vây dùng cọc ván thép cần xét các yêu cầu cơ bản nào?
Khi thiết kế kết cấu và vòng vây dùng cọc ván thép cần xét các yêu cầu cơ bản được theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9860:2013 về Kết cấu cọc ván thép trong công trình giao thông - Yêu cầu thiết kế như sau:
4 Quy định chung
4.1 Yêu cầu thiết kế
Khi thiết kế kết cấu và vòng vây dùng cọc ván thép cần xét các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Các công trình vĩnh cửu và các công trình phụ tạm có sử dụng cọc ván thép được thiết kế phù hợp với các yêu cầu cơ bản của các Tiêu chuẩn này và các Tiêu chuẩn liên quan hiện hành.
- Các kết cấu công trình và vòng vây dùng cọc ván thép phải được tính toán đảm bảo đủ khả năng chịu các tải trọng trong quá trình thi công đối với các kết cấu công trình phụ tạm phục vụ thi công và trong quá trình khai thác đối với công trình tham gia chịu lực chính. Ngoài ra, các công trình phải đảm bảo an toàn dưới các tác dụng do mưa, lũ và bão trong quá trình khai thác.
- Độ chôn sâu cọc ván thép (độ sâu chôn cừ) phải xét đến mức độ xói lở của đất.
- Những công trình nằm trong phạm vi thông thuyền của sông cần tính toán việc đặt các tín hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy.
- Trong trường hợp đặc biệt, khi có những chỉ dẫn thích hợp trong thiết kế tổ chức thi công, phải xem xét đến việc cần đặt những kết cấu bảo vệ riêng, hoặc phải tính toán sao cho công trình chịu được tải trọng va đập của thuyền bè và các phương tiện nổi khác.
- Ngoài ra, khi cần thiết phải thực hiện các tính toán dưới đây:
• Tính toán về thấm của vòng vây cọc ván thép hố móng.
• Tính toán xói cục bộ đối với vòng vây cọc ván thép (nếu sự xói mòn không được loại trừ bằng những giải pháp kết cấu).
...
Công trình cọc ván thép vĩnh cửu là gì? Khi thiết kế kết cấu và vòng vây dùng cọc ván thép cần xét các yêu cầu cơ bản nào? (Hình từ Internet)
Khổ giới hạn của các vòng vây cọc ván thép được quy định như thế nào?
Khổ giới hạn của các vòng vây cọc ván thép được quy định theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9860:2013 về Kết cấu cọc ván thép trong công trình giao thông - Yêu cầu thiết kế như sau:
4 Quy định chung
...
4.2 Khổ giới hạn
- Các vòng vây cọc ván thép (VVCVT) dùng trong giai đoạn thi công xây dựng các công trình của đường sắt, đường ô tô và đường thành phố, cần tuân theo khổ giới hạn hiện hành. Trong trường hợp cần thiết, việc giảm khổ giới hạn cần phải có sự thỏa thuận của các cơ quan quản lí có thẩm quyền.
- Những khổ giới hạn ở dưới cầu, trong khoảng trống giữa các kết cấu VVCVT trong phạm vi thông thuyền và có vật trôi được quy định phụ thuộc vào đặc điểm qua lại của tàu thuyền trong giai đoạn thi công và phụ thuộc vào cáp đường sông có xét đến những yêu cầu của cơ quan quản lý đường sông địa phương.
- Việc xác định khoảng thông thủy giữa các VVCVT phụ tạm phải được quy định trong thiết kế tùy thuộc vào điều kiện nơi thi công và có xét đến những yêu cầu sau:
a) Trong thiết kế kết cấu công trình phụ tạm có thể lấy mức nước lớn nhất theo mùa có thể xảy ra trong giai đoạn thi công công trình, tương ứng với lưu lượng tính toán theo tần suất 5 % của đường tần suất mực nước giờ. Đồng thời phải xét đến cao độ ứ dềnh và chiều cao sóng. Trên những sông có sự điều tiết dòng chảy thì mức nước thi công được quyết định trên cơ sở những tài liệu của cơ quan điều tiết dòng chảy.
b) Đỉnh của các vòng vây cọc ván thép, các thùng chụp dùng cọc ván thép cần cao hơn mực nước thi công tối thiểu 0,5 m và phải ở cao hơn mực nước ngầm trong đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?