Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng có được là người thuộc biên chế của cơ quan Thanh tra nhà nước không?
Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng có được là người thuộc biên chế của cơ quan Thanh tra nhà nước không?
Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng được quy định tại Điều 35 Nghị định 33/2014/NĐ-CP như sau:
Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng
1. Cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của cơ quan Thanh tra nhà nước được cơ quan thanh tra trưng tập tham gia Đoàn thanh tra theo yêu cầu của Chánh Thanh tra các cấp.
2. Cộng tác viên thanh tra phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân viên quốc phòng có phẩm chất chính trị tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công minh; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thanh tra.
3. Khi tiến hành thanh tra, Cộng tác viên thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Cộng tác viên trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra quốc phòng được hưởng các chính sách theo quy định của Luật Thanh tra, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên thì cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của cơ quan Thanh tra nhà nước, được cơ quan thanh tra trưng tập tham gia Đoàn thanh tra theo yêu cầu của Chánh Thanh tra các cấp.
Như vậy, cộng tác viên Thanh tra quốc phòng không được là người thuộc biên chế của cơ quan Thanh tra nhà nước.
Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng có được là người thuộc biên chế của cơ quan Thanh tra nhà nước không? (Hình từ Internet)
Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng cần đáp ứng các điều kiện nào?
Yêu cầu đối với cộng tác viên Thanh tra quốc phòng được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 33/2014/NĐ-CP như sau:
Cộng tác viên Thanh tra quốc phòng
1. Cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của cơ quan Thanh tra nhà nước được cơ quan thanh tra trưng tập tham gia Đoàn thanh tra theo yêu cầu của Chánh Thanh tra các cấp.
2. Cộng tác viên thanh tra phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân viên quốc phòng có phẩm chất chính trị tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công minh; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thanh tra.
3. Khi tiến hành thanh tra, Cộng tác viên thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Cộng tác viên trong thời gian tham gia Đoàn thanh tra quốc phòng được hưởng các chính sách theo quy định của Luật Thanh tra, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, cộng tác viên thanh tra quốc phòng cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Cộng tác viên thanh tra quốc phòng phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân viên quốc phòng có phẩm chất chính trị tốt;
(2) Cộng tác viên thanh tra quốc phòng phải có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công minh;
(3) Cộng tác viên thanh tra quốc phòng phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thanh tra.
Lưu ý: Khi tiến hành thanh tra, Cộng tác viên thanh tra quốc phòng phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Việc ra quyết định thanh tra quốc phòng phải có những căn cứ nào?
Căn cứ khi ra quyết định thanh tra quốc phòng được quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 33/2014/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra; xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra
1. Căn cứ kế hoạch thanh tra năm, Chánh Thanh tra các cấp ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị; người chỉ huy cùng cấp ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
3. Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch thanh tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
d) Theo yêu cầu của người chỉ huy cùng cấp.
4. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
Như vậy, theo quy định, việc ra quyết định thanh tra quốc phòng phải có một trong các căn cứ sau đây:
(1) Chương trình, kế hoạch thanh tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(2) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
(3) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
(4) Theo yêu cầu của người chỉ huy cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc được nghe kể? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?