Cộng tác viên pháp điển là ai? Quyền và nghĩa vụ của Cộng tác viên pháp điển được quy định như thế nào?
Cộng tác viên pháp điển là ai?
Theo Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng Cộng tác viên của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 3174/QĐ-BTP năm 2014 quy định như sau:
Cộng tác viên pháp điển
Cộng tác viên pháp điển là các chuyên gia, nhà khoa học có kiến thức về công tác pháp điển hoặc có kinh nghiệm chuyên môn về pháp luật phù hợp với nội dung đề mục được đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ký hợp đồng cộng tác để thực hiện công tác pháp điển (sau đây gọi tắt là Cộng tác viên).
Theo đó, Cộng tác viên pháp điển là các chuyên gia, nhà khoa học có kiến thức về công tác pháp điển hoặc có kinh nghiệm chuyên môn về pháp luật phù hợp với nội dung đề mục được đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ký hợp đồng cộng tác để thực hiện công tác pháp điển.
Cộng tác viên pháp điển (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của Cộng tác viên pháp điển được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng Cộng tác viên của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 3174/QĐ-BTP năm 2014 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Cộng tác viên pháp điển
a) Được cung cấp tài liệu và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ cho công việc theo hợp đồng; được đề xuất, kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị cộng tác về các vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện pháp điển; được thanh toán thù lao theo hợp đồng cộng tác.
b) Được Bộ trưởng Bộ Tư pháp biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật khi có thành tích trong công tác pháp điển.
c) Thực hiện nghiêm túc Quy chế này, hợp đồng cộng tác và quy định của pháp luật.
d) Có trách nhiệm thực hiện pháp điển các quy phạm pháp luật theo nội dung hợp đồng bảo đảm đúng quy định của pháp luật về pháp điển. Trường hợp pháp điển không đúng quy định thì phải thực hiện chỉnh lý, pháp điển lại để bảo đảm chất lượng kết quả pháp điển.
đ) Chịu trách nhiệm với đơn vị sử dụng cộng tác viên về các hoạt động và kết quả thực hiện công việc theo hợp đồng và pháp luật.
Theo đó, Cộng tác viên pháp điển có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được cung cấp tài liệu và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ cho công việc theo hợp đồng; được đề xuất, kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị cộng tác về các vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện pháp điển; được thanh toán thù lao theo hợp đồng cộng tác.
- Được Bộ trưởng Bộ Tư pháp biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật khi có thành tích trong công tác pháp điển.
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế này, hợp đồng cộng tác và quy định của pháp luật.
- Có trách nhiệm thực hiện pháp điển các quy phạm pháp luật theo nội dung hợp đồng bảo đảm đúng quy định của pháp luật về pháp điển. Trường hợp pháp điển không đúng quy định thì phải thực hiện chỉnh lý, pháp điển lại để bảo đảm chất lượng kết quả pháp điển.
- Chịu trách nhiệm với đơn vị sử dụng cộng tác viên về các hoạt động và kết quả thực hiện công việc theo hợp đồng và pháp luật.
Ai có trách nhiệm lập Danh sách nguồn Cộng tác viên pháp điển và công bố trên Trang thông tin điện tử pháp điển?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng Cộng tác viên của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 3174/QĐ-BTP năm 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong việc quản lý, sử dụng Cộng tác viên
1. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
a) Lập Danh sách nguồn Cộng tác viên pháp điển và công bố Danh sách Cộng tác viên trên Trang thông tin điện tử pháp điển để các cơ quan, đơn vị thực hiện pháp điển biết, tham khảo thực hiện thuê Cộng tác viên theo quy định; thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động pháp điển của Cộng tác viên để kịp thời đưa ra khỏi Danh sách nguồn Cộng tác viên pháp điển những người vi phạm hợp đồng hợp tác hoặc không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời thực hiện việc cập nhật bổ sung nguồn Cộng tác viên mới.
Người có nguyện vọng làm nguồn Cộng tác viên pháp điển gửi Đơn xin công nhận nguồn Cộng tác viên pháp điển đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (theo Mẫu kèm theo) để Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật xem xét quyết định công nhận, đưa vào Danh sách nguồn Cộng tác viên pháp điển.
b) Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về công tác pháp điển cho những người có tên trong Danh sách nguồn Cộng tác viên.
...
Theo quy định nêu trên thì Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lập Danh sách nguồn Cộng tác viên pháp điển và công bố trên Trang thông tin điện tử pháp điển để các cơ quan, đơn vị thực hiện pháp điển biết, tham khảo thực hiện thuê Cộng tác viên theo quy định.
Ngoài ra quy định này có nêu, người có nguyện vọng làm nguồn Cộng tác viên pháp điển gửi Đơn xin công nhận nguồn Cộng tác viên pháp điển đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (theo Mẫu kèm theo) để Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật xem xét quyết định công nhận, đưa vào Danh sách nguồn Cộng tác viên pháp điển.
Tải Mẫu Đơn xin công nhận nguồn Cộng tác viên pháp điển ban hành kèm theo Quyết định số 3174 /QĐ-BTP: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?