Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo nguyên tắc nào? Cán bộ Viện kiểm sát quân sự được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện những nghĩa vụ gì? Cán bộ Viện kiểm sát quân sự được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng sẽ hưởng những quyền và lợi ích gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Thông tư 113/2015/TT-BQP quy định về nguyên tắc thực hiện Công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự như sau:

Nguyên tắc thực hiện
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị các cấp.
2. Thực hiện thống nhất theo các quy định của Nhà nước, Quân đội và Viện Kiểm sát nhân dân.
3. Đảm bảo đúng nguồn, tiêu chuẩn, quy trình; công khai, khách quan, dân chủ; có nhu cầu biên chế.
4. Theo quy trình phát triển từ Viện kiểm sát quân sự cấp dưới lên Viện kiểm sát quân sự cấp trên qua tuyển chọn, sắp xếp, bố trí theo quy hoạch.

Theo đó, công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự được thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị các cấp.

- Thực hiện thống nhất theo các quy định của Nhà nước, Quân đội và Viện Kiểm sát nhân dân.

- Đảm bảo đúng nguồn, tiêu chuẩn, quy trình; công khai, khách quan, dân chủ; có nhu cầu biên chế.

- Theo quy trình phát triển từ Viện kiểm sát quân sự cấp dưới lên Viện kiểm sát quân sự cấp trên qua tuyển chọn, sắp xếp, bố trí theo quy hoạch.

Cán bộ Viện kiểm sát quân sự được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện những nghĩa vụ gì?

Theo Điều 4 Thông tư 113/2015/TT-BQP quy định về nghĩa vụ của cán bộ Viện kiểm sát quân sự khi được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện như sau:

Nghĩa vụ của cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và các quy chế công tác của Viện Kiểm sát nhân dân.
2. Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
3. Thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về mọi mặt; quý trọng danh dự nghề nghiệp, phấn đấu, rèn luyện trở thành cán bộ mẫu mực, trong sáng về đạo đức, thận trọng, khiêm tốn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam và Viện kiểm sát quân sự.

Theo đó, cán bộ Viện kiểm sát quân sự được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện những nghĩa vụ như sau:

- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và các quy chế công tác của Viện Kiểm sát nhân dân.

- Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về mọi mặt; quý trọng danh dự nghề nghiệp, phấn đấu, rèn luyện trở thành cán bộ mẫu mực, trong sáng về đạo đức, thận trọng, khiêm tốn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam và Viện kiểm sát quân sự.

Cán bộ Viện kiểm sát quân sự được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng sẽ hưởng những quyền và lợi ích gì?

Theo Điều 5 Thông tư 113/2015/TT-BQP quy định về quyền lợi của cán bộ Viện kiểm sát quân sự khi được được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng phải thực hiện như sau:

Quyền lợi của cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Được bố trí, sử dụng theo chức danh quy định, phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt; khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển tài năng; nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì có thể được xét thi tuyển, đào tạo theo các quy định tại Chương II của Thông tư này.
3. Được hưởng mọi chế độ, quyền lợi, chính sách theo quy định của Quân đội và Viện kiểm sát nhân dân.

Theo đó, cán bộ Viện kiểm sát quân sự được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng sẽ hưởng những quyền và lợi ích khi được tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng như sau:

- Được bố trí, sử dụng theo chức danh quy định, phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt; khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển tài năng; nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì có thể được xét thi tuyển, đào tạo theo các quy định tại Chương II của Thông tư này.

- Được hưởng mọi chế độ, quyền lợi, chính sách theo quy định của Quân đội và Viện kiểm sát nhân dân.

Viện kiểm sát quân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương báo cáo công tác của Viện kiểm sát quân sự trước ai?
Pháp luật
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm theo đề nghị của ai?
Pháp luật
Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 4 theo đề nghị của ai?
Pháp luật
Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 do ai bổ nhiệm? Nhiệm kỳ của Viện trưởng là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 7 có cơ cấu tổ chức ra sao? Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát Quân sự?
Pháp luật
Mức lương mới nhất của Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương?
Pháp luật
Ai có quyền thành lập, giải thể Viện kiểm sát quân sự khu vực? Các chức danh tư pháp trong Viện kiểm sát quân sự khu vực là các chức danh nào?
Pháp luật
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của những ai?
Pháp luật
Bổ sung nhiệm vụ của Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trong kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam?
Pháp luật
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu do ai có thẩm quyền bổ nhiệm? Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu là bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện kiểm sát quân sự
601 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viện kiểm sát quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào