Công tác phổ biến giáo dục pháp luật sẽ do nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm nhưng theo nguyên tắc nào?

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật sẽ do nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm nhưng theo nguyên tắc nào? Cho hỏi rằng nguồn kinh phí trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật sẽ được thực hiện ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phúc Long đến từ Cần Thơ.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật sẽ do nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm nhưng theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:

Nguyên tắc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức đoàn thể ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để triển khai thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm, trọng điểm, bao gồm các hoạt động:
a) Chi tổ chức tập huấn văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Xây dựng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật đăng trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp;
c) Chi cho Tủ sách pháp luật; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng đặc thù theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm của các Chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ và theo các quy định tại Thông tư liên tịch này.

Theo đó, công tác phổ biến giáo dục pháp luật sẽ do nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm nhưng theo nguyên tắc tại quy định trên.

Giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật 

Nguồn kinh phí trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật sẽ được thực hiện ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Nguồn kinh phí xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.

Theo đó, kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Việc chi tổ chức các cuộc hội thảo phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có nằm trong nội dung chi hay không?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:

Nội dung chi
1. Chi hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp, Ban chỉ đạo các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm:
a) Chi tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ, các phiên họp định kỳ, đột xuất, phiên họp tư vấn của Hội đồng, Ban chỉ đạo;
b) Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ các hoạt động của Hội đồng, Ban chỉ đạo;
c) Chi các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra;
d) Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng.
2. Chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:
a) Xây dựng chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, tập san, bản tin, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin;
b) Thực hiện thông cáo báo chí, bao gồm: Chi biên soạn tài liệu và văn phòng phẩm phục vụ hoạt động thông cáo báo chí; chi tổ chức họp báo, phát hành, đăng tải thông cáo báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông qua băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác;
d) Thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, bao gồm: biên soạn tin, bài phục vụ việc phát thanh; thù lao cho phát thanh viên; hỗ trợ trang bị hoặc thuê trang thiết bị phục vụ việc phát thanh tin, bài phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật.
...

Theo đó, trong việc chi hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật các cấp, Ban chỉ đạo các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ có việc chi tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm nghiệp vụ, các phiên họp định kỳ, đột xuất, phiên họp tư vấn của Hội đồng, Ban chỉ đạo.

Như vậy, có thể thấy rằng ciệc chi tổ chức các cuộc hội thảo phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật nằm trong nội dung chi của ngân sách.

Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật cần có trình độ thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật cần có trình độ thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật là gì?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ nào?
Pháp luật
Hình sự có phải là nội dung phổ biến giáo dục pháp luật hay không? Trong các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật thì có bao gồm việc họp báo hay không?
Pháp luật
Phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số ra sao? Quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật dựa trên nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến giáo dục pháp luật
704 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến giáo dục pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào