Công tác chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
- Công tác chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
- Chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự theo hình thức nào?
- Kinh phí phục vụ công tác chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự do ai chi trả?
Công tác chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG quy định như sau:
Thủ tục chuyển giao vật chứng cho nước ngoài
1. Nếu vật chứng cần chuyển giao cho nước ngoài kèm theo hồ sơ thì khi chuyển giao hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Ngoại giao chuyển giao cả vật chứng đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Nếu vật chứng cần chuyển giao được bảo quản tại kho vật chứng thì giải quyết theo thủ tục sau:
a) Chậm nhất là năm ngày làm việc trước ngày chuyển giao cho nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu biết về thời gian, địa điểm chuyển giao. Cơ quan yêu cầu có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan bảo quản vật chứng thực hiện việc trích xuất và vận chuyển vật chứng theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Trường hợp chuyển qua kênh ngoại giao, khi liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để thống nhất về việc chuyển giao, Bộ Ngoại giao cần lưu ý thời gian dành cho việc trích xuất, vận chuyển vật chứng ít nhất là bảy ngày làm việc trước ngày chuyển giao. Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ khi có được sự thống nhất về việc chuyển giao với nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết và phối hợp thực hiện việc chuyển giao.
Việc thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho cơ quan yêu cầu để thực hiện trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện việc trích xuất, vận chuyển vật chứng được thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản này.
Theo đó, việc chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo thủ tục như sau:
- Nếu vật chứng cần chuyển giao cho nước ngoài kèm theo hồ sơ thì khi chuyển giao hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Ngoại giao chuyển giao cả vật chứng đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Nếu vật chứng cần chuyển giao được bảo quản tại kho vật chứng thì giải quyết theo thủ tục sau:
+ Chậm nhất là năm ngày làm việc trước ngày chuyển giao cho nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu biết về thời gian, địa điểm chuyển giao.
Cơ quan yêu cầu có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan bảo quản vật chứng thực hiện việc trích xuất và vận chuyển vật chứng theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Trường hợp chuyển qua kênh ngoại giao, khi liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để thống nhất về việc chuyển giao, Bộ Ngoại giao cần lưu ý thời gian dành cho việc trích xuất, vận chuyển vật chứng ít nhất là bảy ngày làm việc trước ngày chuyển giao.
Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ khi có được sự thống nhất về việc chuyển giao với nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết và phối hợp thực hiện việc chuyển giao.
Việc thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho cơ quan yêu cầu để thực hiện trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện việc trích xuất, vận chuyển vật chứng được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG.
Chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự (Hình từ Internet)
Chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự theo hình thức nào?
Theo Điều 12 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG quy định như sau:
Hình thức chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài
1. Tùy theo từng trường hợp, việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
2. Trường hợp chuyển giao trực tiếp, việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, thể hiện đầy đủ các tài liệu có trong hồ sơ, danh mục và tình trạng vật chứng được chuyển giao, có chữ ký của bên giao - là đại diện các cơ quan có liên quan của Việt Nam tại địa điểm bàn giao và bên nhận - là đại diện của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại địa điểm bàn giao.
3. Trường hợp chuyển giao qua đường bưu điện, cơ quan thực hiện việc chuyển giao phải niêm phong hồ sơ, vật chứng trước khi gửi và phải lưu biên nhận của bưu điện.
Theo đó, tùy theo từng trường hợp việc chuyển giao vật chứng cho nước ngoài có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Trường hợp chuyển giao trực tiếp, việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, thể hiện đầy đủ các tài liệu có trong hồ sơ, danh mục và tình trạng vật chứng được chuyển giao, có chữ ký của bên giao - là đại diện các cơ quan có liên quan của Việt Nam tại địa điểm bàn giao và bên nhận - là đại diện của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại địa điểm bàn giao.
- Trường hợp chuyển giao qua đường bưu điện, cơ quan thực hiện việc chuyển giao phải niêm phong hồ sơ, vật chứng trước khi gửi và phải lưu biên nhận của bưu điện.
Kinh phí phục vụ công tác chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự do ai chi trả?
Theo Điều 13 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG quy định như sau:
Chi phí chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài
Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài do cơ quan thực hiện việc chuyển giao (Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Ngoại giao) chi trả từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện việc chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan thực hiện việc chuyển giao (Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Ngoại giao) chi trả từ ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?