Công tác cấp phép cho tàu thủy vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Chủ tàu thủy nội địa phải nộp những giấy tờ gì để được vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng?
- Chủ tàu thủy nội địa phải xuất trình những giấy tờ gì để được vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng?
- Công tác cấp phép cho tàu thủy vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Chủ tàu thủy nội địa phải nộp những giấy tờ gì để được vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng?
Theo điểm b khoản 1 Điều 21 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa như sau:
Cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa
1. Hồ sơ đề nghị
...
b) Giấy tờ phải nộp
- Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng (đối với phương tiện chuyến tải, sang mạn trong vùng nước cảng, bến thủy thì không phải nộp giấy phép rời cảng, bến);
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực;
- Sổ danh sách thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có).
...
Theo đó, phương tiện thủy nội địa muốn vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng phải nộp những giấy tờ đi kèm với hồ sơ đề nghị vào bến thủy như sau:
- Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng (đối với phương tiện chuyến tải, sang mạn trong vùng nước cảng, bến thủy thì không phải nộp giấy phép rời cảng, bến);
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực;
- Sổ danh sách thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có).
Công tác cấp phép cho tàu thủy vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào? (hình từ Internet)
Chủ tàu thủy nội địa phải xuất trình những giấy tờ gì để được vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng?
Theo điểm c khoản 1 Điều 21 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa như sau:
Cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa
1. Hồ sơ đề nghị
...
c) Giấy tờ xuất trình
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên phù hợp với chức danh, loại phương tiện;
- Hóa đơn xuất kho, hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có);
- Chứng minh thư hoặc tương đương (khi có yêu cầu).
...
Theo đó, phương tiện thủy nội địa muốn vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng phải xuất trình những giấy tờ kèm theo hồ sơ đề nghị vào bến thủy như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên phù hợp với chức danh, loại phương tiện;
- Hóa đơn xuất kho, hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có);
- Chứng minh thư hoặc tương đương (khi có yêu cầu).
Công tác cấp phép cho tàu thủy vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa như sau:
Cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa
...
2. Trình tự thực hiện
a) Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 03 (ba) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có tàu, thuyền, phương tiện (chủ tàu) phải có văn bản đề nghị đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cho phép tàu, thuyền vào cảng, bến. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của chủ tàu, chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được báo cáo của chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải trả lời về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 04 (bốn) giờ kể từ khi nhận được ý kiến trả lời của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải có văn bản trả lời chủ tàu và thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến xác nhận vị trí neo đậu với chủ tàu (trường hợp chấp thuận). Sau khi vào vị trí neo đậu, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này cho bộ phận Điều độ cảng, bến;
b) Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này, bộ phận Điều độ cảng, bến báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, công tác cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như sau:
- Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 03 (ba) ngày làm việc, chủ tàu thủy nội địa phải có văn bản đề nghị đơn vị quản lý trực tiếp bến cho phép tàu vào bến.
Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của chủ tàu, chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về đề nghị của chủ tàu.
Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được báo cáo của chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải trả lời về đề nghị của chủ tàu.
Trong thời hạn 04 (bốn) giờ kể từ khi nhận được ý kiến trả lời của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương, đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy phải có văn bản trả lời chủ tàu và thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến xác nhận vị trí neo đậu với chủ tàu (trường hợp chấp thuận). Sau khi vào vị trí neo đậu, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ đã đề cập trước đó cho bộ phận Điều độ bến thủy;
- Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ chủ tàu đã nộp và xuất trình, bộ phận Điều độ bến thủy báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp bến cấp giấy phép vào bến thủy nội địa theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BQP.
Mẫu giấy phép vào bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng: TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?