Công nhân, viên chức quốc phòng công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa được hưởng phụ cấp thu hút bao nhiêu?
Công nhân, viên chức quốc phòng công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa được hưởng phụ cấp thu hút bao nhiêu?
Phụ cấp thu hút đối với công nhân, viên chức quốc phòng được quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:
Phụ cấp thu hút
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định:
Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;
...
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
...
Và căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
Phạm vi điều chỉnh
...
2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
b) Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định trên thì huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Do đó, công nhân, viên chức quốc phòng công tác ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa sẽ được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa không quá 05 năm (60 tháng).
Công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng là ai?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định thì:
- Công nhân quốc phòng là lực lượng lao động chủ yếu thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo vị trí việc làm;
Thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội.
- Viên chức quốc phòng là thành phần chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo chức danh nghề nghiệp;
Thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, văn hóa, đơn vị quân y và đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ Quốc phòng.
Công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng là ai? (Hình từ Internet)
Công nhân, viên chức quốc phòng có được nghỉ hằng tuần cố định vào ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật không?
Thời gian nghỉ hằng tuần được quy định tại Điều 4 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) như sau:
Nghỉ hằng tuần
Hằng tuần, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Như vậy, theo quy định, công nhân, viên chức quốc phòng được nghỉ hằng tuần vào ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật.
Tuy nhiên, đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ thì việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Do đó, thời gian nghỉ hằng tuần của công nhân, viên chức quốc phòng không bắt buộc phải nghỉ cố định vào ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Fair play là gì? Cầu thủ bóng đá trong đội tuyển bóng đá quốc gia có các nghĩa vụ gì trong thi đấu?
- Ngày 9 1 là lễ gì? Ngày 9 1 có ý nghĩa gì? 9 1 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 9 tháng 1 năm 2025 thứ mấy?
- Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kết quả kiểm toán trước cơ quan nào? Tổng Kiểm toán nhà nước trực tiếp ký những văn bản nào?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài được hình thành từ đâu? Dự án dầu khí ở nước ngoài phải có tài liệu xác định địa điểm thực hiện đúng không?
- Lái xe quá 10 tiếng một ngày phạt bao nhiêu tiền năm 2025? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi chạy xe quá 10 tiếng?