Công đoạn gia công, chế biến đơn giản không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa là những công đoạn, chế biến nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau: Công đoạn gia công, chế biến đơn giản không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa là những công đoạn, chế biến nào? Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa đơn giản là gì? Câu hỏi của anh A.L.Q đến từ TP.HCM.

Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa đơn giản là gì?

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP thì:

- Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa.

- Đơn giản là hoạt động không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, máy móc, dây chuyền hoặc các thiết bị chuyên dụng.

Theo đó, công đoạn gia công, chế biến hàng hóa đơn giản có thể được hiểu là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa mà không cần sử dụng các kỹ năng đặc biệt, máy móc, dây chuyền hoặc các thiết bị chuyên dụng.

Ngoài ra, sản xuất là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, gây giống, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, săn bắt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

Công đoạn gia công, chế biến đơn giản không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa là những công đoạn, chế biến nào?

Công đoạn gia công, chế biến đơn giản không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa là những công đoạn, chế biến nào? (Hình từ Internet)

Công đoạn gia công, chế biến đơn giản không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa là những công đoạn, chế biến nào?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về công đoạn gia công, chế biến đơn giản:

Theo đó, công đoạn gia công, chế biến sau đây khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ:

(1) Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

(2) Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng Phần.

(3) Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

(4) Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

(5) Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

(6) Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

(7) Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ (1) đến (6).

(8) Giết, mổ động vật.

Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì đàm phán về Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế?

Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
2. Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
3. Ban hành quy chế, quy định hướng dẫn quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của nước nhập khẩu.
4. Hướng dẫn phân luồng thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho thương nhân và nâng cao hiệu quả quản lý trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
5. Ban hành quy chế về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
6. Tổ chức đào tạo các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
7. Quản lý hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phổ biến, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động hợp tác có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.
8. Chủ trì đàm phán về Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế.

Như vậy, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì đàm phán về Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế.

Trong đó, theo quy định tại Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP thì Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực:

- Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin);

- Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước;

- Xuất nhập khẩu, thương mại biên giới;

- Dịch vụ logistics;

- Phát triển thị trường ngoài nước;

- Quản lý thị trường;

- Xúc tiến thương mại;

- Thương mại điện tử;

- Dịch vụ thương mại;

- Hội nhập kinh tế quốc tế;

- Cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Phòng vệ thương mại;

- Các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Chế biến hàng hóa đơn giản
Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ hay nguyên liệu trung gian theo quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định thế nào?
Pháp luật
Cách ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản xuất như thế nào?
Pháp luật
Thời điểm xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển là khi nào?
Pháp luật
Bắt buộc phải có bảng kê khai chi phí sản xuất trong hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng nhập khẩu phải không?
Pháp luật
Trị giá FOB là gì? Công thức tính LVC theo Trị giá FOB? Mẫu Bảng kê LVC theo Thông tư 05 TT BCT?
Pháp luật
Căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì? Căn cứ kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là gì?
Pháp luật
Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu theo Hiệp định UKVFTA? Hướng dẫn khai báo xuất xứ?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bảng kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa? Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là gì?
Pháp luật
Tiêu chí WO là gì? Tổng hợp Mẫu Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí WO mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ sở kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu? Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước là mẫu nào?
Pháp luật
CO form AJ là gì? CO form AJ cấp sau 3 ngày phải đánh dấu gì? Trường hợp nào được miễn nộp CO?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế biến hàng hóa đơn giản
6,267 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế biến hàng hóa đơn giản Xuất xứ hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế biến hàng hóa đơn giản Xem toàn bộ văn bản về Xuất xứ hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào