Công đoàn cấp tỉnh tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội thông qua những hoạt động nào?
- Công đoàn cấp tỉnh có những quyền và nghĩa vụ gì trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội?
- Công đoàn ngành Trung ương tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội thông qua những hoạt động nào?
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì đối với công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội?
Công đoàn cấp tỉnh có những quyền và nghĩa vụ gì trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 200/2013/NĐ-CP quy định Công đoàn cấp tỉnh trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Tham gia, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc xây dựng pháp luật, chế độ chính sách; tuyên truyền, vận động, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật cho người lao động;
Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân, người lao động; tham gia điều tra tai nạn lao động, giải quyết khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình xây dựng các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến đời sống, việc làm, điều kiện làm việc của người lao động trên địa bàn.
- Tham gia Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động trên địa bàn.
- Tham gia các hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật.
Công đoàn cấp tỉnh tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội thông qua những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Công đoàn ngành Trung ương tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội thông qua những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 200/2013/NĐ-CP, công đoàn ngành Trung ương tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội bằng những hoạt động sau:
- Tham gia xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động cùng ngành thuộc các thành phần kinh tế.
- Tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động người lao động thực hiện chính sách pháp luật cho người lao động; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi và giải quyết chế độ, chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành, nghề.
- Tham gia với các bộ, ngành về xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành.
- Tham gia Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ, Ban, ngành; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động theo đặc điểm của ngành.
- Tham gia các hội đồng của Bộ, Ban, ngành thành lập có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thuộc ngành theo quy định của pháp luật.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm gì đối với công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 200/2013/NĐ-CP quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những trách nhiệm sau đây trong công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội như sau:
- Tham gia với các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, dạy nghề, lao động, việc làm, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, vệ sinh lao động, thi đua - khen thưởng; quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chính sách pháp luật khác có liên quan đến quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc tham gia xây dựng pháp luật; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến người lao động.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và kiến nghị với Nhà nước các chương trình ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động; tham gia xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia xây dựng các chế độ, chính sách, quy định về an toàn lao động, phòng bệnh nghề nghiệp, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động.
- Tham gia thành viên chính thức Hội đồng tiền lương quốc gia, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội và các ủy ban, hội đồng quốc gia khác liên quan đến quyền, trách nhiệm của công đoàn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
- Tham gia với cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể lao động theo quy định của pháp luật trong trường hợp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?