|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị định 200/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 11 Luật công đoàn quyền trách nhiệm của công đoàn
Số hiệu:
|
200/2013/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
26/11/2013
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 200/2013/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 11 năm 2013
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỀU 11 LUẬT CÔNG ĐOÀN VỀ QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC
THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
Căn cứ Luật tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật công
đoàn ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết Điều 11 của Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công
đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quyền, trách nhiệm của
công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công
đoàn Việt Nam, gồm:
a) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
b) Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây viết tắt là công đoàn cấp tỉnh); công đoàn ngành Trung
ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau
đây viết tắt là công đoàn ngành Trung ương);
c) Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; công
đoàn ngành địa phương; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế,
khu công nghệ cao; công đoàn tổng công ty trực thuộc công đoàn cấp tỉnh, công
đoàn ngành Trung ương; công đoàn cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
Chính phủ, Quốc hội, Ban của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung
ương (sau đây viết tắt là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở);
d) Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (sau đây viết tắt
là công đoàn cơ sở).
2. Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người
lao động (sau đây viết tắt là người lao động).
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
và các tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động
(sau đây viết tắt là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).
Điều 3. Hình thức tham gia
Cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khi xây dựng
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, đơn vị,
các chính sách liên quan đến người lao động có trách nhiệm mời tổ chức công
đoàn cùng cấp tham gia theo các hình thức sau:
1. Tham gia ý kiến bằng văn bản với cơ quan, tổ chức
và doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao
động;
2. Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên
quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do cơ quan, tổ
chức và doanh nghiệp tổ chức;
3. Tham gia với tư cách là thành viên các ủy ban, hội
đồng do các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thành lập để giải quyết những vấn
đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phối hợp với tổ
chức công đoàn cùng cấp xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp công
tác. Định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động phối hợp công tác của
các bên và xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chung.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp tôn trọng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công
đoàn của người lao động theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; thừa nhận
tổ chức công đoàn được thành lập và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công
đoàn hoạt động.
Chương 2.
QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA
CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP TRONG VIỆC THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI
Điều 5. Quyền, trách nhiệm của
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế -
xã hội
1. Tham gia với các Bộ, ngành liên quan ở Trung
ương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, dạy nghề, lao động,
việc làm, tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, an toàn lao động, vệ sinh lao động, thi đua - khen thưởng; quy chế
dân chủ ở cơ sở, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp và các chính sách pháp luật khác có liên quan đến
quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người lao động. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc tham gia
xây dựng pháp luật; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động;
giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chế độ,
chính sách liên quan đến người lao động.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu
và kiến nghị với Nhà nước các chương trình ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật
bảo hộ lao động; tham gia xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia xây dựng các chế độ, chính
sách, quy định về an toàn lao động, phòng bệnh nghề nghiệp, vệ sinh công nghiệp,
bảo vệ môi trường.
3. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo,
hướng dẫn và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động.
4. Tham gia thành viên chính thức Hội đồng tiền
lương quốc gia, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Hội đồng quản lý Bảo
hiểm xã hội và các ủy ban, hội đồng quốc gia khác liên quan đến quyền, trách
nhiệm của công đoàn, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
5. Tham gia với cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể lao động
theo quy định của pháp luật trong trường hợp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
Điều 6. Quyền, trách nhiệm của
công đoàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế - xã hội
1. Tham gia, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong việc xây dựng pháp luật, chế độ chính
sách; tuyên truyền, vận động, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật cho người
lao động; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các
chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân, người lao động; tham gia điều
tra tai nạn lao động, giải quyết khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn việc giải quyết
tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong quá trình xây dựng các chủ trương, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến đời sống, việc làm, điều
kiện làm việc của người lao động trên địa bàn.
3. Tham gia Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hướng
dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động trên địa bàn.
4. Tham gia các hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Quyền, trách nhiệm của
công đoàn ngành Trung ương tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
1. Tham gia xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách
lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế
độ, chính sách khác có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động cùng ngành thuộc các thành phần kinh tế.
2. Tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động người lao động thực hiện
chính sách pháp luật cho người lao động; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
chế độ, chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi và giải quyết chế
độ, chính sách có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động phù hợp với đặc
điểm và yêu cầu phát triển của ngành, nghề.
3. Tham gia với các bộ, ngành về xây dựng chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của ngành.
4. Tham gia Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ,
Ban, ngành; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức
các phong trào thi đua yêu nước của người lao động theo đặc điểm của ngành.
5. Tham gia các hội đồng của Bộ, Ban, ngành thành lập
có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thuộc
ngành theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Quyền, trách nhiệm của
công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế -
xã hội
1. Tham gia với cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý
cùng cấp về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên
quan đến việc làm, đời sống của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước, cơ quan quản
lý cùng cấp trong việc xây dựng pháp luật; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho người lao động; vận động cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện
ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động vào sản xuất; xây dựng
các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp,
vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.
3. Phối hợp cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý cùng
cấp chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp.
4. Phối hợp với cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý
cùng cấp hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động
thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo.
5. Tham gia các ủy ban, hội đồng cùng cấp có liên
quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của
pháp luật.
Điều 9. Quyền, trách nhiệm của
công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức và đơn vị sự nghiệp công lập tham gia quản
lý cơ quan, đơn vị
1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia xây dựng
pháp luật và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho người lao động; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước
của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo.
2. Tham gia với người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong việc tổ chức, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
3. Tham gia với người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia với người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị cải thiện điều kiện làm việc; xây dựng môi trường làm việc thân thiện,
hài hòa trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
5. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị.
6. Tham gia các hội đồng xét, giải quyết các quyền
lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Điều 10. Quyền, trách nhiệm của
công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập tham gia quản
lý doanh nghiệp, đơn vị
1. Tham gia với người sử dụng lao động trong việc
xây dựng chính sách pháp luật, tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động
thực hiện chính sách pháp luật, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và các quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng liên quan đến người lao động nhằm ổn định và phát
triển doanh nghiệp.
2. Tham gia với người sử dụng lao động thực hiện ứng
dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động; xây dựng các tiêu chuẩn,
quy phạm an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, vệ sinh công
nghiệp, bảo vệ môi trường tại nơi làm việc.
3. Tham gia với người sử dụng lao động giải quyết kịp
thời các khiếu nại, tố cáo của người lao động theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia với người sử dụng lao động cải thiện điều
kiện làm việc; xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.
5. Tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền,
lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các
phong trào thi đua và thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 02 năm 2014.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, công đoàn các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Nghị định 200/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 11 Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
THE GOVERNMENT
--------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 200/2013/ND-CP
|
Hanoi, November 26, 2013
|
DECREE OF DETAILING ARTICLE 11 OF THE LAW ON TRADE UNIONS
ON THE RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF TRADE UNIONS TO PARTICIPATE IN STATE
MANAGEMENT AND SOCIO-ECONOMIC MANAGEMENT Pursuant
to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government; Pursuant
to the June 20, 2012 Law on Trade Unions; At
the proposal of the Minister of Home Affairs, After
consulting the Vietnam General Confederation of Labor, the Government
promulgates the Decree to detail Article 11 of the Law on Trade Unions on the
rights and responsibilities of trade unions to participate in state management
and socio-economic management. Chapter
I GENERAL PROVISIONS ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 This
Decree provides the rights and responsibilities of trade unions to participate
in state management and socio-economic management. Article
2. Subjects of application 1.
Trade unions at all levels as prescribed by the Statute of the Trade Union of
Vietnam, including: a/
The Vietnam General Confederation of Labor; b/
Federations of labor of provinces and centrally run cities (below referred to
as provincial-level Federations of Labor); central industrial trade unions, and
trade unions of corporations under the Vietnam General Confederation of Labor
(below referred to as central industrial trade unions); c/
Federations of labor of rural districts, urban districts, towns and
provincial-level cities; educational trade unions of rural districts, urban
districts, towns and provincial-level cities; local industrial trade unions;
trade unions of industrial parks, export processing zones, economic zones, and hi-tech
zones; trade unions of corporations under provincial-level trade unions and
central industrial trade unions; trade unions of ministries, ministerial-level
agencies, government-attached agencies, the National Assembly, Committees of
the Party and central socio-political organizations (below referred to as trade
unions at the grassroots’ immediate superior level); d/
Grassroots trade unions, labor unions (below referred to as grassroots trade
unions). 2.
Officers, civil servants, public employees, workers and laborers (below
referred to as employees). 3.
State agencies, political organizations, socio-political organizations,
socio-professional organizations, non-business units, enterprises and other
organizations that employ laborers in accordance with the law on labor (below
referred to as agencies, organizations and enterprises). ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 When
formulating socio-economic development programs or plans of sectors, localities
and units, and policies related to employees, agencies, organizations and
enterprises shall invite trade unions at the same level to participate in the
formulation in the following forms: 1.
Giving written opinions to agencies, organizations and enterprises about the
rights and legitimate interests of employees; 2.
Participating in meetings, conferences and workshops on the rights and
legitimate interests of employees held by agencies, organizations and
enterprises; 3.
Participating as members of committees or councils established by agencies,
organizations and enterprises to settle matters related to the rights and
legitimate interests of employees. Article
4. Principles of coordination 1.
Agencies, organizations and enterprises shall coordinate with trade unions at
the same level in formulating and organizing the implementation of work
coordination regulations, and annually review and evaluate the work
coordination activity of the involved parties and formulate the common working
programs and plans. 2.
Ministries, sectors, People’s Committees at all levels, agencies, organizations
and enterprises shall respect the right of employees to establish, join and
operate trade unions in accordance with the Statute of the Trade Union of
Vietnam; and recognize the established trade unions and create favorable
conditions for them to operate. Chapter
II RIGHTS AND RESPONSIBILITIES
OF TRADE UNIONS AT ALL LEVELS TO PARTICIPATE IN STATE MANAGEMENT AND
SOCIO-ECONOMIC MANAGEMENT ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1.
To join related ministries and central sectors in formulating policies and laws
on investment, vocational training, labor, employment, wage, wage allowances,
social insurance, health insurance, unemployment insurance, occupational safety
and sanitation, emulation and reward; grassroots democracy regulation, and
establishment of harmonious, stable and progressive industrial relations in
agencies, organizations and enterprises, and other legal policies related to
the rights and responsibilities of trade unions and the rights and legitimate
interests of employees. To coordinate with related ministries and sectors in
elaborating, educating, propagandizing and disseminating laws to employees; to
promptly settle problems arising in the course of implementation of regimes and
policies related to employees. 2.
To coordinate with related ministries and sectors in studying and proposing to the
State programs on application of labor protection science, technologies and
techniques; to participate in the elaboration and promulgation of standards and
technical regulations on occupational safety and sanitation; and to participate
in the formulation of regimes, policies and regulations on occupational safety,
occupational disease prevention, industrial sanitation and environmental
protection. 3.
To coordinate with related ministries and sectors in directing, guiding and
organizing patriotic emulation movements of employees. 4.
To join as an official member of the National Wage Council, the Central
Emulation and Reward Council; the Social Insurance Management Council and other
national committees and councils related to the rights and responsibilities of
trade unions and the rights and legitimate interests of employees. 5.
To join agencies, organizations and enterprises in settling complaints and
denunciations of employees and employee collectives in accordance with law in
case complaints are further lodged after being settled. Article
6. Rights and responsibilities of
provincial-level trade unions to participate in state management and
socio-economic management 1.
To participate and coordinate with provincial-level People’s Committees in
formulating laws, regimes and policies; to conduct propaganda and mobilization
on, educate and disseminate laws and policies to employees; to organize
inspection, examination and supervision the implementation of laws and policies
directly related to workers and employees; to participate in the investigation
of labor accidents and settlement of complaints and denunciations; to guide the
settlement of labor disputes; and to represent and protect the rights and
legitimate interests of employees in accordance with law. 2.
To join provincial-level People’s Committees in formulating socio-economic
development policies and plans and settling other matters related to
livelihood, employment and working conditions of employees in their localities. 3.
To join in provincial-level Emulation and Reward Councils; to coordinate with
agencies, organizations and enterprises in guiding and organizing patriotic
emulation movements of employees in their localities. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article
7. Rights and responsibilities of central
industrial trade unions to participate in state management and socio-economic
management 1.
To participate in formulating laws, regimes and policies on labor, wage, labor
protection, social insurance, health insurance and other regimes and policies
related to the rights and legitimate interests of employees in their sectors. 2.
To join competent state agencies in propagandizing, disseminating, educating
and mobilizing employees to implement laws and policies on employees; to
examine and supervise the implementation of regimes and policies related to the
rights and legitimate interests of employees; to propose to competent agencies
for supplementation, modification or implementation regimes and policies
related to the rights and legitimate interests of employees in conformity with
the characteristics and development requirements of their sectors. 3.
To join ministries and sectors in formulating their sectors’ socio-economic
development strategies. 4.
To join in the Emulation and Reward Councils of ministries, departments and
sectors; to coordinate with state management agencies in directing, guiding and
organizing patriotic emulation movements of employees according to the
characteristics of their sectors. 5.
To join in councils established by ministries, departments and sectors and
operating for the rights and legitimate interests of employees in their sector
in accordance with law. Article
8. Rights and responsibilities of trade
unions at the grassroots immediate superior level to participate in state
management and socio-economic management 1.
To join state agencies and management agencies at the same level in
implementing socio-economic development guidelines and settling matters related
to the employment and livelihood of employees under their management. 2.
To coordinate with state agencies and management agencies at the same level in
elaborating laws; to educate, propagandize and disseminate laws to employees; to
mobilize agencies, organizations and enterprises to apply labor protection
science, technologies and techniques to production; to elaborate standards and
regulations on occupational safety and sanitation, occupational disease
prevention, industrial sanitation and environmental protection. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4.
To coordinate with state agencies and management agencies at the same level in
guiding and organizing patriotic emulation movements of employees under their
management. 5.
To join in same-level committees and councils operating for the rights and
legitimate interests of employees in accordance with law. Article
9. Rights and responsibilities of
grassroots trade unions in agencies, organizations and public non-business
units to participate in management of agencies and units 1.
To coordinate with heads of agencies, organizations and units in organizing for
officials, civil servants, public employees and laborers to participate in
elaborating laws and implementing work programs and plans; to educate,
propagandize and disseminate laws to employees; to organize patriotic emulation
movements of employees under their management. 2.
To join heads of agencies, organizations and units in organizing and improving
the working style and administrative procedures in order to improve working
quality and efficiency. 3.
To join heads of agencies, organizations and units in settling complaints and
denunciations of officials, civil servants, public employees and laborers in
accordance with law. 4.
To join heads of agencies, organizations and units in improving working conditions;
to create a friendly and harmonious working environment in agencies,
organizations and units. 5.
To coordinate with heads of agencies, organizations and units in properly
implementing democracy regulations in agencies and units. 6.
To join in councils in considering and settling interests of trade union
members, officials, civil servants, public employees and laborers. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1.
To join employers in formulating policies and laws, propagandize, educate and
mobilize employees to implement laws and policies, collective labor agreements
and the rights and legitimate interests related to employees in order to
stabilize and develop enterprises. 2.
To join employers in applying labor protection science, technologies and
techniques; to elaborate standards and regulations on occupational safety and
sanitation, occupational disease prevention, industrial sanitation and
environmental protection at workplaces. 3.
To join employers in promptly settling complaints and denunciations of
employees in accordance with law. 4.
To join employers in improving working conditions; to establish harmonious
labor relations in enterprises. 5.
To join in councils for considering and settling the rights and legitimate
interests of employees in accordance with law. 6.
To coordinate with employers in organizing emulation movements and implementing
democracy regulations in enterprises in accordance with law. Chapter
III IMPLEMENTATION PROVISIONS Article
11. Effect ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article
12. Implementation responsibilities Ministers,
heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies,
chairpersons of provincial-level People’s Committees, trade unions at all
levels, and related agencies, organizations, units and enterprises shall
implement this Decree.- ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Nghị định 200/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 hướng dẫn Điều 11 Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
31.703
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|