Công dân Việt Nam ra nước ngoài đánh bạc thì có bị đi tù theo Bộ luật Hình sự hiện hành không?
Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 không?
Căn cứ tại Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể:
Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
Như vậy, theo quy định tại Điều 6 của Bộ luật Hình sự Việt Nam thì công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật Hình sự 2015.
Công dân Việt Nam ra nước ngoài đánh bạc thì có bị đi tù theo Bộ luật Hình sự hiện hành không? (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam phạm tội đánh bạc trái phép bị xử lý thế nào?
Căn cứ tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội đánh bạc như sau:
Tội đánh bạc
Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào đều là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của từng hành vi mà áp dụng mức phạt theo quy định trên.
Công dân Việt Nam ra nước ngoài đánh bạc thì có bị đi tù không?
Về nguyên tắc, công dân Việt Nam đánh bạc ở nước ngoài vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam như đã phân tích trên.
Tuy nhiên, đối với một số quốc gia trên thế giới, đánh bạc là hành vi không bị cấm, thế nên nếu người Việt Nam đánh bạc trên lãnh thổ của các quốc gia này thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Do đó, trong trường hợp này không phải là hành vi “đánh bạc trái phép” (không thuộc Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015).
Như vậy, nếu công dân Việt nam đánh bạc tại một đất nước mà pháp luật không cấm việc đánh bạc thì hành vi này không vi phạm pháp luật và không bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, nếu hành vi đánh bạc của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước ngoài mà tại nước đó hành vi đánh bạc là hành vi bị cấm thì công dân Việt Nam đó vẫn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam.
Tóm lại, tùy thuộc vào quy định của nước sở tại mà người có hành vi đánh bạc có thể bị xử lý theo các trường hợp:
- Không vi phạm pháp luật và không bị xử lý theo quy định tại nước sở tại:
Tùy thuộc vào pháp luật nước người Việt Nam có hành vi đánh bạc tại đó mà được coi là hợp pháp và không truy cứu trách nhiệm hình sự. (như đã phân tích trên)
- Dẫn độ về nước để xử lý theo pháp luật Việt Nam:
Trường hợp người Việt Nam đánh bạc tại nước ngoài thì căn cứ vào Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước đó. Khi hai nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, nước này sẽ dẫn độ công dân của nước kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết định hình sự.
Việc dẫn độ tội phạm giữa hai nước phải đảm bảo phù hợp với những điều khoản đã ghi trong Hiệp định tương trợ tư pháp. Đồng thời, phải đáp ứng điều kiện dẫn độ và không thuộc các trường hợp từ chối dẫn độ.
- Trường hợp không có Hiệp định hỗ trợ tư pháp:
Trong việc dẫn độ, hỗ trợ điều tra… việc xử lý tội phạm sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại tùy vào từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 492 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Nếu nước bạn không dẫn độ người phạm tội thì người này có thể bị xử lý theo pháp luật nước sở tại.
Khi đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
- Sự kiện bồi thường là gì? Có thể điều chỉnh giá hợp đồng thi công xây dựng tăng lên khi có sự kiện bồi thường không?
- Trẻ dưới 06 tuổi khi cấp thẻ Căn cước có phải tiến hành thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học không?
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?