Công dân Việt Nam qua lại biên giới để đất bốc mồ mả vi phạm pháp luật nước Campuchia thì xử lý như thế nào?

Xin cho hỏi: Công dân Việt Nam qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia để đất bốc mồ mả cần tuân thủ quy định thế nào? Công dân Việt Nam qua lại biên giới để đất bốc mồ mả vi phạm pháp luật nước Campuchia thì xử lý như thế nào? - câu hỏi của anh Quốc (Long An).

Công dân Việt Nam qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia để đất bốc mồ mả cần tuân thủ quy định thế nào?

Theo điểm e Điều 13 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định sau đây:

Điều 13.
Nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hóa hai nước qua biên giới phải theo các quy định sau đây:
...
e) Những người dân mỗi nước qua lại biên giới vì việc riêng tư như thăm người thân, đất bốc mồ mả … phải có giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.
f) Những người dân khu vực biên giới Bên này sang khu vực biên giới Bên kia theo khoản a) Điều 5 Hiệp định này phải có giấy chứng minh biên giới. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới đó quá ba ngày phải có giấy phép của chính quyền xã hoặc đơn vị bộ đội biên phòng gần nhất bên phía mình cấp. Họ phải xuất trình giấy chứng minh biên giới và giấy phép đó nếu có cho chính quyền cấp xã nơi đến theo đúng Điều 15 – b) dưới đây.
g) Thủy thủ theo các tàu của Bên này qua lại lãnh thổ Bên kia phải có thẻ thủy thủ.
h) Hàng hóa các loại đưa qua biên giới (trừ hàng quân sự) phải có giấy chứng nhận của cơ quan có hàng hóa đó và tuân theo đúng luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.

Theo quy định công dân Việt Nam qua lại biên giới Việt Nam - Campuchia để đất bốc mồ mả phải có giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nội vụ hoặc Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.

Công dân Việt Nam qua lại biên giới để đất bốc mồ mả vi phạm pháp luật nước Campuchia thì xử lý như thế nào?

Theo Điều 16 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:

Điều 16.
Hai Bên tăng cường hợp tác để giữ gìn trật tự, an ninh chung trong khu vực biên giới hai nước.
a) Khi một Bên phát hiện sự hoạt động của biệt kích, gián điệp, tàn quân của chế độ cũ và phần tử xấu khác cần kịp thời thông báo phía Bên kia biết và phối hợp đối phó nếu cần.
b) Trường hợp công dân một nước vi phạm luật pháp nước Bên kia (cướp của, hành hung, buôn lậu v.v…) chính quyền địa phương cần kịp thời bắt giữ, lập biên bản rồi giao người và tang vật cho chính quyền Bên phía công dân đó xử lý.

Căn cứ quy định trên thì trường hợp công dân Việt Nam qua lại biên giới để đất bốc mồ mả vi phạm pháp luật nước Campuchia (cướp của, hành hung, buôn lậu v.v…) thì chính quyền địa phương cần kịp thời bắt giữ, lập biên bản rồi giao người và tang vật cho chính quyền địa phương bên phía công dân Việt Nam xử lý.

Công dân Việt Nam qua lại biên giới Campuchia

Công dân Việt Nam qua lại biên giới để đất bốc mồ mả vi phạm pháp luật nước Campuchia (Hình từ Internet)

Trong trường hợp nào công dân Việt Nam không được qua biên giới Campuchia để đất bốc mồ mả?

Theo điểm a Điều 15 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:

Điều 15.
Việc kiểm soát qua lại biên giới quy định như sau:
a) Người và hành lý, hàng hóa, phương tiện vận chuyển của hai Bên qua lại biên giới hai nước phải có đủ giấy tờ quy định ở Điều 13 Hiệp định này, phải qua đúng cửa khẩu ghi trên giấy tờ, phải xuất trình giấy tờ cho trạm kiểm soát cửa khẩu đăng ký và chịu những kiểm soát cần thiết.
Trường hợp người và hành lý, hàng hóa và phương tiện vận chuyển không có hoặc không đủ giấy tờ cần thiết thì không được qua biên giới.
b) Những người dân khu vực biên giới ở những nơi xa cửa khẩu chính thì có thể qua biên giới bằng cửa khẩu phụ. Khi qua biên giới phải xuất trình giấy tờ với đồn, trạm biên phòng làm nhiệm vụ kiểm soát ở đó. Ở những nơi không có đồn, trạm kiểm soát, đương sự phải xuất trình giấy chứng minh biên giới cho chính quyền cấp xã nơi mình đến. Nếu thời gian lưu lại khu vực biên giới Bên kia quá ba ngày đương sự phải xuất trình thêm giấy phép nói ở khoản f) Điều 13 Hiệp định này.
c) Những người không thuộc quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Cam-pu-chia muốn qua biên giới hai nước chỉ được đi qua cửa khẩu trên đường số 22.A. Về phía Việt Nam hay đường số 1 về phía Cam-pu-chia, đường Sông Cửu Long (Sông Tiền) về phía Việt Nam hay đường sông Mê-công về phía Cam-pu-chia và chịu sự kiểm soát của các trạm kiểm soát tại những nơi đó.

Căn cứ quy định trên thì công dân Việt Nam được qua biên giới Campuchia để đất bốc mồ mả phải có đủ giấy tờ theo quy định, phải qua đúng cửa khẩu ghi trên giấy tờ, phải xuất trình giấy tờ cho trạm kiểm soát cửa khẩu đăng ký và chịu những kiểm soát cần thiết. Đồng thời không thuộc các trường hợp cấm qua biên giới nước khác do luật định.

Cũng theo quy định này, trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc không đủ giấy tờ cần thiết thì không được qua biên giới.

Biên giới quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ biên giới quốc gia?
Pháp luật
Khi vào khu vực biên giới thì công dân Việt Nam không phải là cư dân biên giới phải chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào?
Pháp luật
Nước có chung biên giới đất liền với nước Việt Nam là nước nào? Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu của VN có phải khai tờ khai hải quan không?
Pháp luật
Đỉnh Mẫu Sơn ở đâu? Đỉnh Mẫu Sơn ở tỉnh nào? Sản phẩm du lịch của Đỉnh Mẫu Sơn 2024 gồm những gì?
Pháp luật
Ngày 03 tháng 3 là Ngày Biên phòng toàn dân đúng không? Cách thức tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân?
Pháp luật
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì? Mức phạt cao nhất cho người kích động chiến tranh xâm lược nhằm chống lại chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thiết lập khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc thế nào? Khu chợ biên giới gồm những kiểu chợ gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận kinh doanh tại khu chợ biên giới của cư dân biên giới Trung Quốc hiện nay thế nào?
Pháp luật
Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia gồm những nội dung nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia?
Pháp luật
Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên giới quốc gia
934 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biên giới quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biên giới quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào