Công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng thì bị xử lý thế nào? Thời hiệu xử phạt này là bao lâu?
- Công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng không?
Công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định như sau:
Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
…
Theo đó tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định về quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng thì bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng là 01 năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định về nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
…
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
…
Theo đó tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
…
Đồng thời tại khoản 1 Điều 78 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định như sau:
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
…
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hành vi vi phạm của công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Như vậy, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt công dân không nộp lại thẻ căn cước công dân khi vào trường giáo dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?