Công dân có thể kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia hay không?
Công dân có thể kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 46/2022/TT-BCA quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021.
Dẫn chiếu Điều 8 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
...
3. Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
...
Từ các quy định trên thì công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Công dân có thể kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia hay không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của công dân khi kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 46/2022/TT-BCA quy định về trách nhiệm của công dân khi kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có quyền sau:
a) Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo chức năng, nhiệm vụ và mục đích đăng ký với cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
b) Đề nghị cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an giải quyết các vướng mắc làm ảnh hưởng đến quyền khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm sau:
a) Tuân thủ các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ và sử dụng thông tin;
b) Khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng phạm vi cho phép, nội dung thống nhất về chia sẻ thông tin;
c) Chia sẻ thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư này cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
d) Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an về những sai sót của thông tin đã chia sẻ hoặc khai thác, sử dụng.
đ) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết các vướng mắc trong quá trình kết nối, chia sẻ và khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo đó, trách nhiệm của công dân khi kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:
(1) Tuân thủ các quy định của Thông tư 46/2022/TT-BCA và các quy định của pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ và sử dụng thông tin;
(2) Khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng phạm vi cho phép, nội dung thống nhất về chia sẻ thông tin;
(3) Chia sẻ thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2022/TT-BCA cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
(4) Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an về những sai sót của thông tin đã chia sẻ hoặc khai thác, sử dụng.
(5) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết các vướng mắc trong quá trình kết nối, chia sẻ và khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Công dân thực hiện khai thác, tra cứu thông tin thông qua cổng dịch vụ công ra sao?
Theo Điều 12 Thông tư 46/2022/TT-BCA thì công dân thực hiện khai thác, tra cứu thông tin thông qua cổng dịch vụ công theo các bước sau:
Bước 1: Công dân đăng nhập vào cổng dịch vụ công.
Bước 2: Công dân lựa chọn dịch vụ tra cứu hoặc dịch vụ khai thác thông tin cá nhân.
Bước 3: Bộ Công an trả kết quả tra cứu của công dân bằng thông tin hiển thị trên cổng dịch vụ công hoặc trả kết quả khai thác thông tin bằng Thông báo theo mẫu quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?