Công dân có phải tự đi đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu mà không cần chờ lệnh gọi không? Nếu không đi có bị phạt?
Công dân có phải tự đi đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu mà không cần chờ lệnh gọi không? Nếu không đi có bị phạt?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Do đó, về quy định thì sẽ bị phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp công dân thuộc đối tượng nêu trên đã bị phạt cảnh cáo mà tiếp tục không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu thì có thể bị phạt tiền đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, công dân còn bị buộc thực hiện đăng ký nghĩa vụ theo đúng quy định.
Cho nên, anh có thể liên hệ địa phương xã để được hướng dẫn đưa vào danh sách đăng ký, thông thường thì cơ quan địa phương họ thống kê danh sách những công dân đủ tuổi sẽ đưa vào danh sách để có thể gọi khám qua từng đợt.
Công dân có phải tự đi đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu?
(Hình từ Internet)
Khi nào công dân phải thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu?
Theo Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đủ 18 tuổi trở lên.
Căn cứ Điều 16 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu như sau:
Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
1. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này.
Theo đó, việc lập danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự sẽ được thực hiện vào tháng một hàng năm.
Vào tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện sẽ ra lệnh gọi công dân thuộc danh sách nêu trên để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu mới nhất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính được sửa đổi lĩnh vực nghĩa vụ quân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 4089/QĐ-BQP năm 2023 quy định như sau:
Bước 1: Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp: cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân.
Bước 2: Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?