Công chứng viên công chứng hợp đồng khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng có bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên hay không?
- Công chứng viên công chứng hợp đồng khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng thì có bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên hay không?
- Giá trị pháp lý của Hợp đồng được công chứng được quy định như thế nào?
- Công chứng viên có được công chứng khi nội dung của hợp đồng tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng thực hiện giao dịch giả tạo hay không?
Công chứng viên công chứng hợp đồng khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng thì có bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên hay không?
Công chứng viên công chứng hợp đồng khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng bị có bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên hay không?(Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
...
7. Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 09 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng hợp đồng, giao dịch khi chưa xác định đầy đủ các chủ thể của hợp đồng, giao dịch;
b) Công chứng hợp đồng, giao dịch khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng, giao dịch;
c) Chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng khi văn phòng công chứng hoạt động chưa đủ 02 năm.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ, i, m và q khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 4, các điểm c và d khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật là quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc thẻ công chứng viên bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 2 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm m khoản 2 và điểm h khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, điểm i khoản 4, khoản 5, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều này;
c) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các điểm m và q khoản 3, các điểm a, b, d, đ, e, g, p và q khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6 Điều này.
Như vậy, Công chứng viên công chứng hợp đồng khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng thì sẽ bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 09 tháng đến 12 tháng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, công chứng viên buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi công chứng hợp đồng khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng.
Giá trị pháp lý của Hợp đồng được công chứng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Công chứng 2014 về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
Theo đó, Giá trị pháp lý của Hợp đồng được công chứng được quy định như sau:
- Hợp đồng công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Công chứng viên có được công chứng khi nội dung của hợp đồng tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng thực hiện giao dịch giả tạo hay không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
d) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
Như vậy, Công chứng viên không được công chứng khi nội dung của hợp đồng tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng thực hiện giao dịch giả tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?