Công chức thuộc Tổng cục Hải quan đi nước ngoài giải quyết việc riêng theo chế độ nghỉ phép có được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã phê duyệt hay không?

Cho tôi hỏi công chức thuộc Tổng cục Hải quan đi nước ngoài giải quyết việc riêng theo chế độ nghỉ phép có được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã được phê duyệt hay không? Số ngày đi nước ngoài giải quyết việc riêng trong năm của công chức có được vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó hay không? Câu hỏi của chị Oanh từ Hải Phòng.

Công chức thuộc Tổng cục Hải quan đi nước ngoài giải quyết việc riêng theo chế độ nghỉ phép có được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã phê duyệt hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế đi nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:

Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và công chức, viên chức
...
2. Trách nhiệm của công chức, viên chức:
a) Chấp hành nghiêm túc các quy định nêu tại Quy chế này.
b) Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng phải kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã được phê duyệt thì phải kịp thời báo cáo và nghiêm chỉnh chấp hành ý kiến chỉ đạo Thủ trưởng đơn vị (cấp phê duyệt Đơn xin đi nước ngoài giải quyết việc riêng).
c) Trong quá trình nghỉ phép ở nước ngoài, nếu gặp các vấn đề phát sinh, vướng mắc phải liên lạc ngay với Đại sứ quán hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam tại nước sở tại để được giúp đỡ, hướng dẫn giải quyết.

Như vậy, theo quy định trên thì công chức có thể được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã được phê duyệt trong trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng.

Tuy nhiên, công chức phải kịp thời báo cáo và nghiêm chỉnh chấp hành ý kiến chỉ đạo Thủ trưởng đơn vị (cấp phê duyệt Đơn xin đi nước ngoài giải quyết việc riêng).

Công chức thuộc Tổng cục Hải quan đi nước ngoài giải quyết việc riêng theo chế độ nghỉ phép có được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã phê duyệt hay không?

Công chức thuộc Tổng cục Hải quan đi nước ngoài giải quyết việc riêng theo chế độ nghỉ phép có được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã phê duyệt hay không? (Hình từ Internet)

Số ngày đi nước ngoài giải quyết việc riêng trong năm của công chức có được vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó hay không?

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quy chế đi nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:

Nguyên tắc thực hiện
1. Công chức, viên chức có nhu cầu đi nước ngoài để giải quyết việc riêng phải xin phép bằng Đơn (theo mẫu) trước khi đi, đảm bảo đủ thời gian được quy định cụ thể tại Quy chế này (không kể thời gian chuyển Đơn) để Thủ trưởng các cấp xem xét, giải quyết và chỉ đi khi được cấp có thẩm quyền đồng ý.
2. Khi đi nước ngoài giải quyết việc riêng, công chức, viên chức không được làm những việc ngoài mục đích chuyến đi đã nêu trong Đơn.
3. Khi ở nước ngoài phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.
4. Không được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để đi nước ngoài với mục đích cá nhân.
5. Tổng số ngày đi nước ngoài giải quyết việc riêng trong năm không vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó (được cộng thêm ngày nghỉ Thứ bảy-Chủ nhật, nghỉ Lễ-Tết trùng kỳ nghỉ).
Trường hợp đặc biệt, cần nghỉ gộp phép, nghỉ không hưởng lương để đi nước ngoài giải quyết việc riêng thì phải được cấp có thẩm quyền xem xét, cho nghỉ bằng quyết định riêng trước khi đi.
6. Kinh phí chuyến đi do công chức, viên chức tự chi trả.

Như vậy, theo quy định thì tổng số ngày đi nước ngoài giải quyết việc riêng trong năm của công chức không được vượt quá số ngày được nghỉ theo chế độ của năm đó (được cộng thêm ngày nghỉ Thứ bảy-Chủ nhật, nghỉ Lễ-Tết trùng kỳ nghỉ).

Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm phải theo dõi quá trình đi nước ngoài giải quyết việc riêng của công chức hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế đi nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-TCHQ năm 2017 quy định như sau:

Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và công chức, viên chức
1. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị:
a) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị để xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết Đơn xin đi nước ngoài giải quyết việc riêng của công chức, viên chức đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Hạn chế đi nước ngoài giải quyết việc riêng vào những dịp cơ quan, đơn vị cần tập trung để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Không giải quyết đối với các trường hợp bị cấm đi nước ngoài theo quy định của pháp luật; các trường hợp do cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đang đảm nhiệm của công chức, viên chức mời hoặc tài trợ kinh phí.
c) Nêu rõ lý do các trường hợp không giải quyết theo đề nghị của công chức, viên chức.
d) Theo dõi quá trình đi nước ngoài giải quyết việc riêng của công chức, viên chức. Trường hợp quá 07 ngày làm việc sau thời hạn được phê duyệt, công chức, viên chức không đến đơn vị mà không có lý do chính đáng thì tổ chức kiểm tra, xem xét ngay và xử lý kỷ luật theo quy định (nếu có vi phạm).
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cấp trên về việc xem xét, giải quyết cho công chức, viên chức đi nước ngoài giải quyết việc riêng theo thẩm quyền.
...

Như vậy, theo quy định thì Thủ trưởng đơn vị phải có trách nhiệm theo dõi quá trình đi nước ngoài giải quyết việc riêng của công chức, viên chức.

Cũng theo quy định này, trường hợp quá 07 ngày làm việc sau thời hạn được phê duyệt mà công chức, viên chức không đến đơn vị nhưng không có lý do chính đáng thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xem xét ngay và xử lý kỷ luật theo quy định (nếu có vi phạm).

Cục Hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa được trang bị phòng quan sát camera như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định?
Pháp luật
Cục Hải quan có những nhiệm vụ và hoạt động nào? Địa bàn dự kiến quản lý khi thành lập Cục Hải quan phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Pháp luật
Cục Hải quan tỉnh là tổ chức thế nào? Cục Hải quan tỉnh thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Lãnh đạo Cục Hải quan thành phố trực thuộc Trung ương gồm có những ai? Có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Cục trưởng thuộc Tổng cục Hải quan đi nước ngoài giải quyết việc riêng theo chế độ nghỉ phép thì có cần làm đơn xin phép hay không?
Pháp luật
Công chức thuộc Tổng cục Hải quan đi nước ngoài giải quyết việc riêng theo chế độ nghỉ phép có được kéo dài thời gian ở lại nước ngoài quá số ngày đã phê duyệt hay không?
Pháp luật
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có quyền chấp thuận cho Phó Cục trưởng đi nước ngoài để giải quyết việc riêng không?
Pháp luật
Trong giờ hành chính thì ai thực hiện trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố có bộ phận giám sát trực tuyến?
Pháp luật
Nhiệm vụ trực ban tại các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố chưa có bộ phận giám sát trực tuyến được quy định ra sao?
Pháp luật
Để được làm Phó Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh cấp tỉnh thì cần có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cục Hải quan
758 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cục Hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cục Hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào