Công chức thuộc Bộ Tư pháp được chuyển đổi vị trí công tác thì có cần chuyển giao hồ sơ công chức cho đơn vị mới hay không?
- Công chức thuộc Bộ Tư pháp được chuyển đổi vị trí công tác thì có cần chuyển giao hồ sơ công chức cho đơn vị mới hay không?
- Khi công chức chuyển đổi vị trí công tác thì cơ quan nào có trách nhiệm chuyển giao quyền truy cập tài khoản hồ sơ điện tử của công chức?
- Công chức muốn khai thác hồ sơ điện tử cá nhân thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Công chức thuộc Bộ Tư pháp được chuyển đổi vị trí công tác thì có cần chuyển giao hồ sơ công chức cho đơn vị mới hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy chế quản lý hồ sơ công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-BTP năm 2020 quy định về công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ công chức, viên chức như sau:
Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ công chức, viên chức
1. Trường hợp tiếp nhận công chức, viên chức từ cơ quan, đơn vị khác về, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tiếp nhận, Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, đơn vị đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức bàn giao đầy đủ hồ sơ công chức, viên chức đó.
2. Trường hợp công chức, viên chức được điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, bổ nhiệm chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp làm thay đổi thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức giữa các đơn vị thuộc Bộ, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ công chức, viên chức cho đơn vị mới có thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức đó.
3. Trường hợp công chức, viên chức được biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định biệt phái, cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm sao 01 bộ hồ sơ của công chức, viên chức giao cho cơ quan, đơn vị mới có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức đó để theo dõi nếu có yêu cầu của cơ quan tiếp nhận công chức, viên chức.
...
Như vậy, trường hợp công chức được chuyển đổi vị trí công tác mà làm thay đổi thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức giữa các đơn vị thuộc Bộ, thì cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ công chức cho đơn vị mới có thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức đó.
Công chức thuộc Bộ Tư pháp được chuyển đổi vị trí công tác thì có cần chuyển giao hồ sơ công chức cho đơn vị mới hay không? (Hình từ Internet)
Khi công chức chuyển đổi vị trí công tác thì cơ quan nào có trách nhiệm chuyển giao quyền truy cập tài khoản hồ sơ điện tử của công chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy chế quản lý hồ sơ công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-BTP năm 2020 quy định về việc chuyển, tiếp nhận hồ sơ điện tử như sau:
Chuyển, tiếp nhận hồ sơ điện tử
1. Trường hợp công chức, viên chức được bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, chuyển đổi công tác đến cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ mà dẫn tới việc thay đổi về thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức thì cùng với việc chuyển giao hồ sơ giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy chế này, cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức có văn bản gửi Cục Công nghệ thông tin đề nghị chuyển giao quyền truy cập tài khoản hồ sơ điện tử của công chức, viên chức sang cơ quan, đơn vị mới có thẩm quyền quản lý.
2. Trường hợp tiếp nhận công chức, viên chức từ cơ quan ngoài Bộ Tư pháp thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận chuyển giao hồ sơ giấy, cơ quan quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm lập hồ sơ điện tử của công chức, viên chức, phê duyệt, lưu trữ trên Phần mềm quản lý hồ sơ.
3. Trường hợp công chức, viên chức được biệt phái; thuyên chuyển đến cơ quan, đơn vị khác của nhà nước; nghỉ hưu; chuyển công tác ra khỏi cơ quan, đơn vị của nhà nước; thôi việc; bị kỷ luật buộc thôi việc; chết thì hồ sơ điện tử của công chức, viên chức đó vẫn được lưu trữ trên Phần mềm quản lý hồ sơ.
Như vậy, khi công chức được chuyển đổi vị trí công tác đến đơn vị khác thuộc Bộ mà dẫn tới việc thay đổi về thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức thì cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức phải có văn bản gửi Cục Công nghệ thông tin đề nghị chuyển giao quyền truy cập tài khoản hồ sơ điện tử của công chức sang cơ quan, đơn vị mới có thẩm quyền quản lý.
Công chức muốn khai thác hồ sơ điện tử cá nhân thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Quy chế quản lý hồ sơ công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-BTP năm 2020 quy định về trách nhiệm của công chức đối với hồ sơ cá nhân như sau:
Trách nhiệm của công chức, viên chức đối với hồ sơ cá nhân
1. Công chức, viên chức có trách nhiệm đối với hồ sơ cá nhân theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 11/2012/TT-BNV và Điều 21 Thông tư số 07/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
2. Công chức, viên chức muốn khai thác hồ sơ điện tử cá nhân phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ và phải bảo đảm bí mật thông tin tài khoản được cấp, sử dụng tài khoản đúng mục đích, đúng thẩm quyền.
Như vậy, công chức muốn khai thác hồ sơ điện tử cá nhân thì phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ.
Đồng thời, việc khai thác hồ sơ phải bảo đảm bí mật thông tin tài khoản được cấp, sử dụng tài khoản đúng mục đích, đúng thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?