Công chức Quản lý thị trường bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường trong các trường hợp nào? Hồ sơ kiến nghị thu hồi thẻ gồm những gì?
- Xếp lương đối với ngạch công chức Quản lý thị trường do cơ quan nào có thẩm quyền quy định?
- Công chức Quản lý thị trường bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ kiến nghị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường của công chức Quản lý thị trường gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục thu hồi thẻ kiểm tra thị trường của công chức Quản lý thị trường được thực hiện như thế nào?
Xếp lương đối với ngạch công chức Quản lý thị trường do cơ quan nào có thẩm quyền quy định?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 33/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Ngạch công chức Quản lý thị trường
Bộ Công Thương quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức Quản lý thị trường sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
Theo đó, việc xếp lương đối với ngạch công chức Quản lý thị trường do Bộ Công Thương quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Công chức Quản lý thị trường bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 quy định như sau:
Thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường
1. Công chức bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường trong các trường hợp sau đây:
a) Khi phát hiện công chức không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này tại thời điểm cấp thẻ;
b) Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc; từ trần khi đang trong thời gian công tác;
c) Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc;
d) Mất năng lực hành vi dân sự.
2. Công chức bị tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật mà chưa có quyết định xử lý;
b) Tham mưu, ban hành quyết định trái pháp luật, không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính từ hai lần trở lên nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật;
c) Đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật;
d) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo;
đ) Bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam.
Như vậy, công chức Quản lý thị trường bị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường trong các trường hợp sau:
- Khi phát hiện công chức không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh này tại thời điểm cấp thẻ;
- Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc; từ trần khi đang trong thời gian công tác;
- Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc;
- Mất năng lực hành vi dân sự.
Hồ sơ kiến nghị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường của công chức Quản lý thị trường gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2018/TT-BCT quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi Thẻ
1. Hồ sơ kiến nghị thu hồi Thẻ gồm có:
a) Danh sách công chức bị kiến nghị thu hồi Thẻ theo mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến các trường hợp bị thu hồi Thẻ quy định tại khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
...
Theo đó, hồ sơ kiến nghị thu hồi thẻ kiểm tra thị trường của công chức Quản lý thị trường gồm:
- Danh sách công chức bị kiến nghị thu hồi Thẻ theo mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BCT;
- Các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến các trường hợp bị thu hồi Thẻ quy định tại khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016.
Trình tự, thủ tục thu hồi thẻ kiểm tra thị trường của công chức Quản lý thị trường được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 đến khoản 8 Điều 7 Thông tư 33/2018/TT-BCT quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi Thẻ
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác định các trường hợp công chức bị thu hồi Thẻ quy định tại khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường lập hồ sơ kiến nghị thu hồi Thẻ gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xem xét, quyết định.
3. Trường hợp Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường không thực hiện kiến nghị thu hồi Thẻ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường kiểm tra và kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xem xét, quyết định thu hồi Thẻ theo quy định.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường ban hành quyết định thu hồi Thẻ hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực tiếp thu hồi Thẻ đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Thẻ do người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này ban hành, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành thu hồi Thẻ của công chức thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo bằng văn bản kèm Thẻ bị thu hồi về Tổng cục Quản lý thị trường.
6. Đối với Thẻ bị thu hồi, Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện cắt chéo 1/2 (một phần hai) Thẻ để không còn giá trị sử dụng. Việc cắt Thẻ được lập thành biên bản.
7. Trường hợp công chức đã bị thu hồi Thẻ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh Quản lý thị trường khi đề nghị cấp Thẻ thì hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Thẻ thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
8. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định thu hồi Thẻ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh Quản lý thị trường.
Theo đó, trình tự, thủ tục thu hồi thẻ kiểm tra thị trường của công chức Quản lý thị trường được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?