Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương sẽ được viết tiểu luận và đi thực tế sau khi học xong Chương trình bồi dưỡng năm 2022?
Nội dung chuyên đề liên quan tới kiến thức tại Chương trình bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương?
Tại Phần IB Chương trình ban hành kèm Quyết định 421/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về nội dung chuyên đề liên quan tới kiến thức tại Chương trình trình bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương cụ thể như sau:
Chuyên đề 1: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chuyên đề 2: Pháp luật trong hành chính Nhà nước
Chuyên đề 3: Quản lý công trong xu thế phát triển
Chuyên đề 4: Tổng quan về chính sách công
Chuyên đề 5: Tổng quan về phát triển bền vững
Chuyên đề 6: Quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chuyên đề 7: Quản lý Nhà nước về các lĩnh vực xã hội
Chuyên đề 8: Quản lý Nhà nước về cung ứng dịch vụ công
Chuyên đề 9: Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công
Chuyên đề 10: Quyết định hành chính nhà nước
Chuyên đề 11: Chính phủ điện tử và Chính phủ số
Chuyên đề 12: Phòng, chống tham những, tiêu cực, lãng phí trong quản lý Nhà nước
Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương sẽ được viết tiểu luận và đi thực tế sau khi học xong Chương trình bồi dưỡng năm 2022?
Những chuyên đề liên quan tới kỹ năng tại Chương trình bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương?
Phần IIB Chương trình ban hành kèm Quyết định 421/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định như sau:
Chuyên đề 1: Kỹ năng phân tích công việc
Chuyên đề 2: Kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch công việc
Chuyên đề 3: Kỹ năng phối hợp và thuyết phục trong hoạt động công vụ
Chuyên đề 4: Kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa
Chuyên đề 5: Kỹ năng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Chuyên đề 6: Kỹ năng theo dõi. kiểm tra ngành, lĩnh vực quản lý
Chuyên đề 7: Kỹ năng quản lý thông tin và bảo đảm an toàn thông tin trong quản lý nhà nước
Chuyên đề 8: Kỹ năng xây dựng báo cáo tổng hợp
Hướng dẫn viết tiểu luận tình huống, đi thực tế?
Tại Phần C Chương trình ban hành kèm Quyết định 421/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định việc hướng dẫn viết tiểu luận tình huống, đi thực tế cụ thể như sau:
* Hướng dẫn viết tiểu luận tình huống
(1) Mục đích
Đánh giá mức độ kết quả học tập của học viên đạt được sau khi học xong Chương trình bồi dưỡng.
(2) Yêu cầu
- Cuối khóa học, mỗi học viên viết một tiểu luận về giải quyết tình huống trong quản lý nhà nước gắn với công việc mà học viên đang đảm nhận, trong đó chỉ ra kiến thức và kỹ năng thu nhận được và đề xuất vận dụng vào công việc.
- Tình huống được biên soạn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tình huống phải mang tính thời sự, sát với thực tế; bảo đảm tính xác thực của các thông tin trong tình huống; tính khách quan, logic trong trình bày, phân tích tình huống;
+ Một tình huống có thể được giải quyết bằng các phương án khác nhau. Đối với mỗi phương án, học viên cần phân tích, đánh giá về ưu điểm và hạn chế của mỗi phương án, so sánh các phương án. Trên cơ sở đó, lựa chọn một phương án giải quyết tối ưu trong điều kiện được đặt ra trong tình huống;
+ Từ tình huống và việc giải quyết tình huống, tiểu luận nêu được kinh nghiệm trong quản lý, vấn đề cần quan tâm, đề xuất đổi mới, cải cách trong lĩnh vực quản lý được đề cập trong tình huống.
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn về việc viết tình huống và thông báo cho học viên khi bắt đầu khóa học.
(3) Cấu trúc cơ bản của tình huống
Cấu trúc cơ bản của tình huống bao gồm:
- Tên tình huống
- Nội dung của tình huống và hướng giải quyết tình huống
- Kết luận
(4) Đánh giá
Chấm điểm theo thang điểm 10; điểm đạt là từ 5,0 điểm trở lên.
* Hướng dẫn đi thực tế
(1) Mục đích
- Quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác qua thực tiễn tại một cơ quan, đơn vị cụ thể.
- Gắn kết thêm giữa lý luận và thực tiễn.
(2) Yêu cầu
- Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.
- Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
(3) Hướng dẫn
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đi thực tế cho học viên. Đi thực tế theo lớp hoặc chia thành các nhóm. Trường hợp vì lý do khách quan nên không tổ chức đi thực tế được, học viên tự tìm hiểu tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác và có báo cáo thực tế hoặc thay bằng chuyên đề báo cáo.
- Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?