Công chức Kiểm lâm có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hay không?
Công chức Kiểm lâm có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hay không?
Công chức Kiểm lâm có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hay không, căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm
1. Công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường, khám nơi cất giữ lâm sản trái pháp luật, thu giữ, tạm giữ, bảo quản tang vật, kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Thủ trưởng Kiểm lâm trung ương, Thủ trưởng Kiểm lâm vùng, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp tỉnh, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện, Thủ trưởng Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó công chức Kiểm lâm sẽ có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.
Công chức Kiểm lâm có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hay không? (Hình từ internet)
Kinh phí bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm được cung cấp từ các nguồn nào?
Kinh phí bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm được cung cấp từ các nguồn nào, căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định:
Trang bị bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm
...
2. Kiểm lâm được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; được trang bị các loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng tiên tiến, hiện đại để thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, tuần tra, kiểm tra, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp.
3. Kinh phí bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, mua sắm, trang cấp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục của Kiểm lâm do trung ương quản lý;
b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, mua sắm, trang cấp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục của Kiểm lâm do địa phương quản lý.
Theo đó kinh phí bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác bao gồm:
+ Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, mua sắm, trang cấp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục của Kiểm lâm do trung ương quản lý;
+ Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, mua sắm, trang cấp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục của Kiểm lâm do địa phương quản lý.
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động của Kiểm lâm như thế nào?
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động của Kiểm lâm như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của các cơ quan
1. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Kiểm lâm trên phạm vi toàn quốc;
b) Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức Kiểm lâm; phối hợp tham mưu trình cấp có thẩm quyền quy định chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng;
c) Quản lý biên chế, bảo đảm kinh phí và các điều kiện hoạt động của Kiểm lâm và viên chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý theo quy định.
2. Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các quy định tại Nghị định này.
...
Theo đó trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động của Kiểm lâm như sau:
+ Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Kiểm lâm trên phạm vi toàn quốc;
+ Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức Kiểm lâm; phối hợp tham mưu trình cấp có thẩm quyền quy định chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm;
+ Quản lý biên chế, bảo đảm kinh phí và các điều kiện hoạt động của Kiểm lâm thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?