Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì?
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì?
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo gây mất đoàn kết trong cơ quan thì có bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục thì bị đánh giá phân loại ở mức nào?
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
c) Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
d) Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
đ) Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
e) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;
g) Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;
h) Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;
...
Như vậy, theo quy định, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
(1) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
(2) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
(3) Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
(4) Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
(5) Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
(6) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;
(7) Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;
(8) Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận.
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì? (Hình từ Internet)
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo gây mất đoàn kết trong cơ quan thì có bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Không thực hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;
b) Vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức đơn vị nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao nhất;
c) Không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ;
d) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
đ) Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
g) Có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức không giữ chức vụ lãnh đạo gây mất đoàn kết trong cơ quan thì bị phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục thì bị đánh giá phân loại ở mức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
...
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục;
đ) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý xảy ra mất đoàn kết.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ có sai phạm đến mức phải có biện pháp khắc phục thì bị đánh giá phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?