Kết quả đánh giá, phân loại công chức ngành Bảo hiểm xã hội được dùng để làm gì? Công chức có quyền khiếu nại về kết quả không?
Kết quả đánh giá, phân loại công chức ngành Bảo hiểm xã hội được dùng để làm gì?
Theo Điều 2 Quyết định 1508/QĐ-BHXH năm 2015 quy định mục đích, yêu cầu của việc đánh giá, phân loại công chức ngành Bảo hiểm xã hội như sau:
Mục đích, yêu cầu
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động bảo đảm khách quan, toàn diện, cụ thể và thực chất; lấy kết quả, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá.
- Kết quả đánh giá là căn cứ để quy hoạch, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, tinh giản biên chế và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức và người lao động.
Theo quy định nêu trên thì kết quả đánh giá công chức ngành Bảo hiểm xã hội là căn cứ để quy hoạch, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, tinh giản biên chế và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với công chức.
Công chức ngành Bảo hiểm xã hội có quyền khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại công chức không?
Theo Điều 8 Quyết định 1508/QĐ-BHXH năm 2015 quy định như sau:
Thông báo kết quả và lưu giữ tài liệu đánh giá, phân loại công chức.
1. Kết quả đánh giá, phân loại công chức phải được thông báo cho công chức sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của người có thẩm quyền đánh giá.
- Trường hợp công chức không nhất trí với kết quả đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Kết quả đánh giá, phân loại công chức được thể hiện bằng văn bản và được lưu vào hồ sơ công chức theo quy định.
Căn cứ trên quy định kết quả đánh giá, phân loại công chức phải được thông báo cho công chức sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của người có thẩm quyền đánh giá.
Trường hợp công chức không nhất trí với kết quả đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì công chức ngành Bảo hiểm xã hội có quyền khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại công chức.
Kết quả đánh giá, phân loại công chức ngành Bảo hiểm xã hội được dùng để làm gì? Công chức có quyền khiếu nại về kết quả không? (Hình từ Internet)
Các khiếu nại nào theo quy định sẽ không được thụ lý giải quyết?
Theo Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
Như vậy, khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới;
- Quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
- Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
- Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
- Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
- Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
- Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?