Con ngoài giá thú của Liệt sỹ có được xem là thân nhân của Liệt sỹ không? Có được trợ cấp tuất hằng tháng không?
Con ngoài giá thú là gì? Con ngoài giá thú có những quyền lợi gì?
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, có thể hiểu con ngoài giá thú là con sinh ra nhưng cha mẹ sinh ra không phải là vợ chồng, không có quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình nếu hai chủ thể không đăng ký kết hôn thì hôn nhân không được coi là hợp pháp và sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích cho các con sinh ra khi bố mẹ không có hôn nhân hợp pháp, pháp luật vẫn có những quy định để đảm bảo lợi ích cho con giống như một đứa trẻ bình thường khác.
Thứ nhất, Được quyền xác định cha mẹ
Tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:
Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo đó, việc đăng ký xác định cho con ngoài giá thú được thực hiện tại UBND cấp xã nơi con cư trú.
Thứ hai, Hưởng các quyền lợi như đứa con bình thường khác
Sau khi được hoàn thiện thủ tục xác nhận cha mẹ cho con thì con ngoài giá thú cũng sẽ có đầy đủ tất cả các quyền lợi của một người con bình thường như: Quyền cư trú, quyền hộ tịch, giám hộ, quyền tài sản, thừa kế…..
Ví dụ 1: Quyền sống chung cùng cha mẹ được pháp luật bảo hộ cho đến khi con thành niên theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014.
Ví dụ 2: Nghĩa vụ cấp dưỡng khi không sống chung với con được pháp luật quy định cho đến khi con trưởng thành (Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Con ngoài giá thú của Liệt sỹ (Hình từ Internet)
Con ngoài giá thú của Liệt sỹ có được xem là thân nhân của Liệt sỹ không?
Con ngoài giá thú của Liệt sỹ có được xem là thân nhân của Liệt sỹ không, thì theo Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có quy định như sau:
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
...
c) Liệt sỹ;
...
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.
Theo đó, thân nhân của liệt sỹ bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.
Do đó, con ngoài giá thú cũng được xác nhận là thân nhân của Liệt sỹ.
Con ngoài giá thú của Liệt sĩ có được trợ cấp tuất hằng tháng không?
Con ngoài giá thú của Liệt sĩ có được trợ cấp tuất hằng tháng không, thì căn cứ khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định như sau:
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ
1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sỹ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ; trường hợp có nhiều liệt sỹ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sỹ, thân nhân của ba liệt sỹ trở lên;
b) Vợ hoặc chồng liệt sỹ.
4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sỹ hoặc có hai con liệt sỹ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
...
Do đó, đối với thân nhân gồm cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Cho nên ở đây không phân biệt ngoài giá thú anh nhé, miễn là còn tiếp tục đi học nếu đã đủ 18 tuổi trở lên hoặc chi cần chưa đủ 18 tuổi sẽ được quyền lợi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?