Con có đương nhiên được quyền thừa kế di sản trong trường hợp không chu cấp, phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống không?
- Con có đương nhiên được quyền hưởng di sản trong trường hợp không chu cấp, phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống không?
- Người mất không để lại di chúc thì việc hưởng di sản quy định như thế nào?
- Di sản là gì? Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân được quy định như thế nào?
- Hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế được quy định như thế nào?
Con có đương nhiên được quyền hưởng di sản trong trường hợp không chu cấp, phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 về người không được quyền hưởng di sản như sau:
"1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc."
Theo đó, những trường hợp theo quy định trên đây không được quyền hưởng di sản. Trong đó có trường hợp người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Như vậy, nếu chú bạn không chu cấp, phụng dưỡng ông bà khi còn sống vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà thuộc một trong các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế.
Tuy nhiên, chú bạn vẫn được hưởng di sản trong trường hợp ông bà đã biết hành vi của chú bạn, nhưng vẫn cho chú bạn hưởng di sản theo di chúc.
Thừa kế di sản (Hình từ Internet)
Người mất không để lại di chúc thì việc hưởng di sản quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Theo đó, nếu ông bà bạn mất không để lại di chúc thì việc hưởng di sản theo quy định của pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật được hiểu là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015.
Di sản là gì? Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân được quy định như thế nào?
Di sản được quy định bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền bình đẳng vể thừa kế của cá nhân được quy định như sau:
"Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật."
Hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, chú bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và nững người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?