Con cái có quyền kiện cha mẹ để chia tài sản chung được thừa kế từ ông bà hay không? Tài sản chung có thể được chia như thế nào?
Con cái có quyền kiện cha mẹ để chia tài sản chung được thừa kế từ ông bà hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 234 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế
Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Đồng thời theo quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trong trường hợp còn cái và cha mẹ được ông bà để lại di sản thừa kế thì kể từ thời điểm ông bà mất thì những người thừa kế sẽ có quyền xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chung đó.
Và con cái có quyền tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện chia tài sản chung đó.
Con cái có quyền kiện cha mẹ để chia tài sản chung được thừa kế từ ông bà hay không? Tài sản chung có thể được chia như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài sản chung của con cái và cha mẹ được thừa kế từ ông bà có thể được chia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Vật chia được và vật không chia được
1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Chia tài sản thuộc sở hữu chung
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Như vậy, tài sản chung của con cái và cha mẹ được thừa kế từ ông bà thì có thể được chia như sau:
- Đối với tài sản có thể chia bằng hiện vật được thì sẽ chia bình thường.
- Đối với tài sản không chia được thì sẽ quy đổi trị giá thành tiền để chia. Sau đó, một bên sẽ nhận tài sản và trả tiền cho bên còn lại hoặc 2 bên có thể bán tài sản rồi chia thành tiền.
- Đối với chia đất thì đặc biệt lưu ý đến diện tích tách thửa và vị trí của mảnh đất. Nếu mảnh đất sau khi chia mà không đủ diện tích tối thiểu tách thửa thì Tòa án sẽ xem xét cho một bên nhận đất, còn bên kia sẽ nhận giá trị tương ứng với phần đất được chia của mình.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế và chia tài sản chung là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình là 10 năm và yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?