Có xem xét từ chức đối với công chức đang trong thời gian thanh tra, kiểm tra không? 03 trường hợp xem xét từ chức đối với công chức?

Cho tôi hỏi: Có thực hiện từ chức đối với công chức đang trong thời gian thanh tra, kiểm tra không? 03 trường hợp xem xét từ chức đối với công chức? - Câu hỏi của anh Hoàng (Huế)

Công chức đang trong thời gian thanh tra, kiểm tra thì có được từ chức không?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
...
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.

Như vậy, theo điểm b khoản 2 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP nêu trên thì công chức không thể từ chức trong trường hợp đang trong thời gian thanh tra, kiểm tra.

Theo đó, trong thời gian công chức nộp đơn từ chức và chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý đơn từ chức thì công chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Có thực hiện từ chức đối với công chức đang trong thời gian thanh tra, kiểm tra không? 03 trường hợp xem xét từ chức đối với công chức?

Có thực hiện từ chức đối với công chức đang trong thời gian thanh tra, kiểm tra không? 03 trường hợp xem xét từ chức đối với công chức?

Công chức được xem xét từ chức trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
c) Vì các lý do chính đáng khác của công chức.

Như vậy, hiện nay, công chức được xem xét từ chức trong các trường hợp sau:

- Tự nguyện thôi giữ chức vụ;

- Không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;

- Các lý do chính đáng khác.

Quy trình xem xét cho từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay ra sao?

Quy trình xem xét cho từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay được quy định tại khoản 3 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
...
3. Quy trình xem xét cho từ chức:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị từ chức của công chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác phải trao đổi với công chức có đơn đề nghị từ chức. Trường hợp công chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp công chức không rút đơn thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định để công chức từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.

Như vậy, việc xem xét cho từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy trình nêu trên.

Công chức lãnh đạo, quản lý có thể bị xem xét miễn nhiệm trong những trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý:
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
3. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, công chức lãnh đạo, quản lý sẽ bị xem xét miễn nhiệm nếu thuộc 01 trong 05 trường hợp sau đây:

- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

- Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;

- Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;

- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;

- Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.

Công chức lãnh đạo Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công chức lãnh đạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo có hành vi vi phạm pháp luật trong thời hạn xem xét xử lý kỷ luật thì đủ tuổi nghỉ hưu có được hưởng chế độ hưu trí?
Pháp luật
Trường hợp nào thì phải luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý? Điều kiện để luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý là gì?
Pháp luật
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đâu và luân chuyển nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm mấy bước và thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối thiểu bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước như thế nào?
Pháp luật
5 tiêu chuẩn mới đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ là gì? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ năm 2024 được quy định thế nào?
Pháp luật
Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Sở là ai? Tiêu chuẩn bổ nhiệm mới nhất theo Nghị định 29 như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 1/5/2024, để giữ vị trí Phó Giám đốc Sở và tương đương phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức lãnh đạo
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,093 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức lãnh đạo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào