Có tiến hành hòa giải tại Tòa án đối với yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước hay không?
- Hòa giải tại tòa án được hiểu như thế nào?
- Có tiến hành hòa giải tại Tòa án đối với yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước hay không?
- Việc hòa giải tòa án được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Trường hợp nguyên đơn đề nghị không tiến hành hòa giải có được xem là không tiến hành hòa giải được hay không?
Hòa giải tại tòa án được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, hòa giải tại tòa án được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, có thể hiểu đây là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Mục đích là nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự.
Có tiến hành hòa giải tại Tòa án đối với yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Có tiến hành hòa giải tại Tòa án đối với yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.
4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.
6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước thuộc một trong những trường hợp không tiến hành hòa giải tại Tòa theo quy định nêu trên.
Việc hòa giải tòa án được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, việc hòa giải tại tòa án được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Các bên tham gia hòa giải, đối thoại (sau đây gọi là các bên) phải tự nguyện hòa giải, đối thoại.
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
- Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định tại Điều 4 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
- Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.
- Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.
Người tham gia hòa giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.
- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại.
Trường hợp nguyên đơn đề nghị không tiến hành hòa giải có được xem là không tiến hành hòa giải được hay không?
Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được như sau:
Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải
Như vậy, trường hợp nguyên đơn đề nghị không tiến hành hòa giải sẽ được xem là "không tiến hành hòa giải được" theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?