Có tiến hành hòa giải ở cơ sở đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động hòa giải ở cơ sở?
Có tiến hành hòa giải ở cơ sở đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo Điều 2 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi hòa giải ở cơ sở
1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;
...
Như vậy, theo quy định trên thì hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn về quyền sử dụng đất.
Có tiến hành hòa giải ở cơ sở đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động hòa giải ở cơ sở? (hình từ internet)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động hòa giải ở cơ sở là gì?
Căn cứ theo Điều 29 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở tại địa phương; trình dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền xem xét quyết định; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương;
b) Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
c) Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở; xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên tại địa phương;
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
- Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Chính sách Nhà nước về hòa giải ở cơ sở như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về chính sách Nhà nước về hòa giải ở cơ sở như sau:
- Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác.
Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác.
- Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được cấp chứng chỉ hành nghề thú y có đúng không?
- Hội do Đảng Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trong phạm vi toàn quốc được xác định có những hội nào?
- Mẫu Email thông báo đi làm lại sau nghỉ thai sản? Lao động nữ đang nghỉ thai sản có được nhận tiền lương tháng 13 không?
- TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 01/2025 đáng chú ý? 10 Luật mới có hiệu lực từ 01/01/2025?