Có thể vừa khiếu nại quyết định hành chính, vừa khởi kiện vụ án hành chính được không? Ai được quyền làm và ký đơn khởi kiện trong vụ án hành chính?
Ai được quyền làm và ký đơn khởi kiện trong vụ án hành chính?
Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thủ tục khởi kiện vụ án hành chính như sau:
"Điều 117. Thủ tục khởi kiện
2. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
4. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện."
Theo đó, người khởi kiện vụ án hành chính, người đại diện hợp pháp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện nhưng phải tự mình ký tên hoặc điểm chỉ ở cuối đơn.
Vụ án hành chính
Có thể vừa khiếu nại quyết định hành chính, vừa khởi kiện vụ án hành chính được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính:
"Điều 33. Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện
1. Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án.
Trường hợp người khởi kiện không thể tự mình làm văn bản thì đề nghị Tòa án lập biên bản về việc lựa chọn cơ quan giải quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án xử lý như sau:
a) Trường hợp người khởi kiện lựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án;
b) Trường hợp người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì Tòa án căn cứ vào quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 của Luật này trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện.
Trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án xem xét để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục chung."
Theo đó, trong trường hợp bạn vừa khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì phải lựa chọn một trong hai bên và thông báo cho Tòa án bằng văn bản hoặc đề nghị Tòa án lập biên bản về việc lựa chọn cơ quan giải quyết.
UBND cấp huyện có nộp tiền án phí nếu làm người bị kiện trong vụ án hành chính không?
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự:
"Điều 55. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;"
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 32 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính
"Điều 32. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính
1. Đương sự phải chịu án phí hành chính sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp tiền án phí hoặc không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.
2. Người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và người lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh, sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân bị khiếu kiện phải chịu án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp Tòa án tuyên chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện."
Theo đó, nếu UBND cấp huyện là người bị kiện là đương sự trong vụ án hành chính nếu có yêu cầu và không được Tòa án chấp nhận yêu cầu thì phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.
Nếu UBND cấp huyện là người bị kiện và Tòa án tuyên chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện thì UBND cấp huyện phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế khen thưởng theo Nghị định 73 trường học các cấp file word? Tải về Mẫu Quy chế khen thưởng theo Nghị định 73 trường học?
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai 2025 Đợt 1?
- Thủ tục đăng ký khai báo công cụ hỗ trợ ở cấp trung ương theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Bài phát biểu chia tay giáo viên nghỉ hưu 2025 chọn lọc? Mẫu lời phát biểu chia tay đồng nghiệp nghỉ hưu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chuyển giao nhà, đất thuộc tài sản công về địa phương quản lý, xử lý theo Nghị định 03/2025?