Có thể ủy quyền cho luật sư để khiếu nại đến Bộ tài chính nếu không thể đến trực tiếp trụ sở của Bộ hay không?
Công dân khi đến khiếu nại tại Bộ tài chính sẽ có những quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 1 Mục II Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BTC năm 2022 thì công dân khi đến khiếu nại tại Bộ tài chính sẽ có những quyền hạn như:
(1) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
(2) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
(3) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
(4) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
(5) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
(6) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Công dân khi đến Bộ tài chính khiếu nại thì không được phép mang những vật phẩm nào?
Căn cứ khoản 2 Mục II Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BTC năm 2022 quy định như sau:
ĐỐI VỚI CÔNG DÂN
...
2. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau:
a) Xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có) như: Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Không được mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính.
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ. Không được gây rối an ninh, trật tự; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự cán bộ tiếp công dân.
c) Công dân đến Phòng Tiếp dân phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tôn trọng sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân.
d) Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự tại Phòng Tiếp công dân hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản trở cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ.
đ) Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân thì người tiếp công dân yêu cầu những người này phải cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với người tiếp công dân (sau đây gọi chung là người đại diện). Người đại diện phải là người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, người phản ánh. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trường hợp có từ năm đến mười người thì cử một hoặc hai người đại diện; trường hợp có trên mười người thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá năm người. Người đại diện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của việc đại diện và văn bản cử người đại diện.
e) Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân.
g) Giữ gìn vệ sinh, trật tự, không được tự ý di chuyển hoặc làm hư hỏng tài sản của Phòng Tiếp công dân.
h) Hết giờ tiếp công dân, mọi công dân phải ra khỏi Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính (Phòng tiếp công dân), không được lưu lại dưới bất kỳ hình thức nào.
Như vậy, công dân khi đến Bộ tài chính khiếu nại thì không được phép mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào Trụ sở.
Có thể ủy quyền cho luật sư để khiếu nại đến Bộ tài chính nếu không thể đến trực tiếp trụ sở của Bộ hay không? (Hình từ Internet)
Có thể ủy quyền cho luật sư để khiếu nại đến Bộ tài chính nếu không thể đến trực tiếp trụ sở của Bộ hay không?
Căn cứ Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định về quyền của người khiếu nại như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
...
Bên cạnh đó, tại Mục III Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BTC năm 2022 có quy định như sau:
ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN
Khi tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân của Bộ Tài chính có các quyền và trách nhiệm sau:
1. Cán bộ tiếp công dân của Bộ Tài chính có quyền:
a) Yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở cơ quan Bộ Tài chính nêu rõ họ tên, địa chỉ, đơn vị công tác hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có).
b) Yêu cầu luật sư, người trợ giúp pháp lý xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền khiếu nại trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền khiếu nại.
c) Yêu cầu công dân có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
d) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Từ những quy định trên người khiếu nại có thể ủy quyền cho luật sư để thay mình khiểu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?