Có thể tích hợp quá trình tham gia BHXH vào VNeID? Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1 7 2025 được hưởng quyền gì?
Có thể tích hợp quá trình tham gia BHXH vào VNeID không?
Hiện nay, có thể tích hợp quá trình tham gia BHXH vào VNeID.
Dưới đây là hướng dẫn tích hợp quá trình tham gia BHXH vào VNeID.
- Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID bằng số định danh cá nhân (số CCCD gắn chíp) và mật khẩu.
- Bước 2: Chọn “Ví giấy tờ”, sau đó chọn “Bảo hiểm xã hội”.
- Bước 3: Nhập passcode
- Bước 4: Nhập mã số bảo hiểm xã hội và chọn vào “Tôi muốn tích hợp thông tin quá trình tham gia bảo hiểm xã hội vào tài khoản định danh điện tử”. Sau đó chọn “Gửi yêu cầu”.
- Bước 5: Ứng dụng sẽ hiển thị thông báo gửi yêu cầu thành công.
Có thể tích hợp quá trình tham gia BHXH vào VNeID? Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1 7 2025 được hưởng quyền gì? (Hình từ Internet)
05 nhóm quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1 7 2025 là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Như vậy, 05 nhóm quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1 7 2025 như sau:
(1)Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
- Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
- Hỗ trợ chi phí mai táng;
- Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
(2) Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
(3) Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
- Trợ cấp thai sản;
- Hưu trí;
- Tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
(4) Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013.
(5) Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên VNeID thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định cách kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử trên VNeID như sau:
(1) Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên Ứng dụng VneID trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử.
Sau 07 ngày, nếu tài khoản định danh điện tử không được kích hoạt, chủ thể danh tính điện tử liên hệ với cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông qua tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử để thực hiện việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
(2) Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện sử dụng tài khoản định danh điện tử phải được sự đồng ý, xác nhận của người đại diện, người giám hộ thông qua Ứng dụng VneID.
Người đại diện, người giám hộ sử dụng tài khoản định danh điện tử của người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện để thực hiện các giao dịch và các hoạt động khác phục vụ quyền và lợi ích của họ.
(3) Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, dịch vụ xác thực điện tử có giá trị pháp lý để khẳng định, chứng minh chủ thể danh tính điện tử đã thực hiện và chấp thuận đối với giao dịch.
(4) Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thực hiện kết nối, chia sẻ, xác thực dữ liệu để chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử ở các quốc gia khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Đối tượng nào được cấp tài khoản VNeID?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về phân loại, đối tượng được cấp tài khoản VNeID như sau:
Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được cấp tài khoản VNeID như sau:
- Đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02.
Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.
- Đối với người nước ngoài từ đủ 06 tuổi trở lên đã được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Người nước ngoài dưới 06 tuổi được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 khi có nhu cầu.
- Đối với cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam được cấp tài khoản VNeIDkhông phân biệt theo mức độ.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?