Có thể nộp báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền dưới những hình thức nào?
- Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền là gì? Có bao gồm giao dịch bằng ngoại tệ không?
- Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền do ai quy định?
- Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền có thể thực hiện theo hình thức nào?
Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền là gì? Có bao gồm giao dịch bằng ngoại tệ không?
Tại Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
2. Tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội.
3. Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.
4. Người khởi tạo là chủ tài khoản hoặc người yêu cầu tổ chức tài chính thực hiện chuyển tiền điện tử trong trường hợp không qua tài khoản.
5. Chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.
...
Theo đó, giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là giao dịch bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một ngày, có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức quy định.
Như vậy, giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo có bao gồm ngoại tệ nhưng là ngoại tệ tồn tại dưới dạng tiền mặt.
Có thể nộp báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền dưới những hình thức nào? (hình từ internet)
Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền do ai quy định?
Thẩm quyền quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo được quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
Theo quy định này thì thẩm quyền quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo thuộc về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền có thể thực hiện theo hình thức nào?
Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo được quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này hoặc báo cáo bằng văn bản giấy theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo.
2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.
Theo quy định này thì đối tượng báo cáo trong phòng chống rửa tiền có trách nhiệm báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng một trong các hình thức sau:
(1) Báo cáo bằng hình thức điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 09/2023/TT-NHNN, cụ thể:
- Đối tượng báo cáo thiết lập đường truyền, kết nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua Cục Công nghệ thông tin để gửi báo cáo, thông tin về phòng, chống rửa tiền;
- Báo cáo dữ liệu điện tử được truyền qua đường truyền, mạng truyền tin quy định tại điểm a khoản này.
+ Báo cáo dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng dữ liệu, cấu trúc file theo hướng dẫn của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền;
- Đối tượng báo cáo được phép thực hiện chuyển tiền điện tử phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử và phải có hệ thống phần mềm để quét, lọc theo danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 và khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, phát hiện, cảnh báo dấu hiệu đáng ngờ nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.
(2) Báo cáo bằng văn bản giấy theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN:
Về Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo được thực hiện theo Phụ Lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN.
Tải về Mẫu báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong phòng chống rửa tiền mới nhất hiện nay
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?