Có thể đặt tên phân bón giống với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không?
- Có thể đặt tên phân bón hỗn hợp giống với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không?
- Cá nhân kinh doanh buôn bán phân bón có thể quảng cáo phân bón trên phương tiện truyền thông không?
- Cá nhân kinh doanh buôn bán phân bón có phải làm đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón trước khi phát hành quảng cáo không?
Có thể đặt tên phân bón hỗn hợp giống với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không?
Căn cứ Điều 47 Luật Trồng trọt 2018 quy định:
Tên phân bón
1. Tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
2. Tên phân bón không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần và loại phân bón.
...
Theo đó, tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Như vậy, không thể đặt tên phân bón hỗn hợp giống với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 47 Luật Trồng trọt 2018 có quy định:
Đối với phân bón hỗn hợp, trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên phân bón phải đặt theo thứ tự tên loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).
Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ, chất bổ sung khác (nếu có).
Có thể đặt tên phân bón hỗn hợp giống với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Cá nhân kinh doanh buôn bán phân bón có thể quảng cáo phân bón trên phương tiện truyền thông không?
Căn cứ Điều 49 Luật Trồng trọt 2018 quy định:
Quảng cáo phân bón
1. Tổ chức, cá nhân quảng cáo phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón.
Căn cứ Điều 11 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định:
Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi
1. Nội dung quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm.
2. Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải có các nội dung sau đây:
a) Tên phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi;
b) Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Theo đó, cá nhân kinh doanh buôn bán phân bón có thể quảng cáo phân bón trên phương tiện truyền thông.
Theo đó, cá nhân kinh doanh buôn bán phân bón có thể quảng cáo phân bón trên phương tiện truyền thông.
Quảng cáo phân bón phải đảm bảo các nội dung sau đây:
- Tên phân bón;
- Xuất xứ nguyên liệu;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Cá nhân kinh doanh buôn bán phân bón có phải làm đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón trước khi phát hành quảng cáo không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón:
a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
c) 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện);
d) Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.
2. Trình tự và thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo phân bón
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc.
3. Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, cá nhân kinh doanh buôn bán phân bón có phải làm đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón trước khi phát hành quảng cáo.
Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón bao gồm:
- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón;
- Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
- 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo;
Lưu ý: Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?