Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật khẩn cấp theo thủ tục rút gọn để giải quyết hậu quả lũ lụt gây ra được không?
- Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật khẩn cấp theo thủ tục rút gọn để giải quyết hậu quả lũ lụt gây ra được không?
- Hồ sơ trình thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn gồm những thành phần nào?
- Trình tự thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn cụ thể như thế nào?
Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật khẩn cấp theo thủ tục rút gọn để giải quyết hậu quả lũ lụt gây ra được không?
Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, gồm:
"1. Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
2. Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
5. Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn."
Theo đó, trong trường hợp khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai hoặc những trường hợp cấp bách ddeer giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn được các cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận thì có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn.
Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật khẩn cấp theo thủ tục rút gọn để giải quyết hậu quả lũ lụt gây ra được không?
Hồ sơ trình thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn gồm những thành phần nào?
Căn cứ Điều 149 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn cụ thể trong từng trường hợp như sau:
(1) Hồ sơ trình dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình, dự thảo, báo cáo thẩm tra
(2) Hồ sơ trình dự thảo lệnh, dự thảo quyết định của Chủ tịch nước, dự thảo thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, dự thảo thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, dự thảo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước bao gồm: tờ trình, dự thảo
(3) Hồ sơ trình dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình, dự thảo, báo cáo thẩm định
Trình tự thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo thủ tục rút gọn cụ thể như thế nào?
Căn cứ Điều 149 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được bổ sung bởi điểm b khoản 47 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn cụ thể trong từng trường hợp như sau:
(1) Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 74 của Luật này;
(2) Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này;
(3) Chủ tịch nước xem xét, ký ban hành lệnh, quyết định ngay sau khi nhận được dự thảo lệnh, quyết định theo trình tự quy định tại Điều 81 của Luật này;
(4) Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 96 của Luật này;
(5) Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành quyết định ngay sau khi nhận được dự thảo văn bản theo trình tự quy định tại Điều 100 của Luật này;
(6) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngay sau khi nhận được dự thảo văn bản theo trình tự quy định tại các điều 104, 106, 107 và 108 của Luật này;
(7) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 126 của Luật này;
(8) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp gần nhất theo trình tự quy định tại Điều 132 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm soát biên chế mới sau sáp nhập: Không vượt tổng số CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hiện có?
- Công văn 10225/SNV-CCVC thực hiện chế độ thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP TPHCM như thế nào?
- Xử lý ra sao khi người đứng đầu không được tái bố trí sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng mới nhất? Hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng?
- QCVN 14:2024/BGTVT quy định về gương chiếu hậu xe máy, mô tô 2025 thế nào? Mức phạt không gương xe máy 2025 là bao nhiêu?