Cơ sở y tế phải đảm bảo các yêu cầu gì về dụng cụ lấy mẫu thực phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm? Cơ sở y tế lấy mẫu ngộ độc thực phẩm bằng kỹ thuật như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là cơ sở y tế phải đảm bảo các yêu cầu gì về dụng cụ lấy mẫu thực phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm? Cơ sở y tế lấy mẫu ngộ độc thực phẩm bằng kỹ thuật như thế nào? Câu hỏi của chị Mai Thi (Đồng Nai).

Cơ sở y tế phải đảm bảo các yêu cầu gì về dụng cụ lấy mẫu thực phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm?

Căn cứ tại Điều 9 Quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 5327/2003/QĐ-BYT về dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu và bảo quản mẫu như sau:

Dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu và bảo quản mẫu
1. Dụng cụ lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Làm bằng vật liệu trung tính, an toàn, hợp vệ sinh, không thôi nhiễm các chất độc hại vào bệnh phẩm, thực phẩm, bảo đảm vô trùng.
b) Không bị thực phẩm ăn mòn, hư hỏng, dễ cọ rửa, dễ khử trùng.
2. Dụng cụ đựng mẫu có dung tích chứa được ít nhất 250ml hoặc 250g thực phẩm, có nắp đậy kín, tránh rò rỉ mẫu ra ngoài.
3. Bảo quản mẫu: mẫu thực phẩm, mẫu bệnh phẩm phải được giữ lạnh hoặc trong dung dịch bảo quản phù hợp với từng loại thực phẩm, bệnh phẩm. Tránh làm hư hỏng, biến đổi thực phẩm, bệnh phẩm hay ô nhiễm thêm vi sinh vật, các chất độc hại trong quá trình vận chuyển.

Như vậy, cơ sở y tế phải đảm bảo các yêu cầu về dụng cụ lấy mẫu thực phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm như sau:

- Làm bằng vật liệu trung tính, an toàn, hợp vệ sinh, không thôi nhiễm các chất độc hại vào bệnh phẩm, thực phẩm, bảo đảm vô trùng.

- Không bị thực phẩm ăn mòn, hư hỏng, dễ cọ rửa, dễ khử trùng.

Cơ sở y tế

Cơ sở y tế (Hình từ Internet)

Cơ sở y tế lấy mẫu ngộ độc thực phẩm bằng kỹ thuật như thế nào?

Căn cứ tại khoải 1 Điều 10 Quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 5327/2003/QĐ-BYT về kỹ thuật lấy mẫu như sau:

Kỹ thuật lấy mẫu
1. Mẫu thực phẩm:
a) Mỗi loại thức ăn, thực phẩm lưu phải được lấy và chứa đựng trong một dụng cụ đựng riêng biệt.
b) Trộn đều từng loại trước khi lấy mẫu. Mỗi mẫu lấy một lượng khoảng 150g nếu là chất rắn hoặc 250ml nếu là chất lỏng để điều tra xác định nguyên nhân.
c) Dán nhãn và ghi mã số hoặc tên mẫu thực phẩm phù hợp với danh sách các mẫu thực phẩm thu thập trong “Báo cáo lấy mẫu ngộ độc thực phẩm” theo quy định tại Phụ lục số 2.
d) Tránh nhầm lẫn tên, mã số hoặc mất nhãn trên mẫu thực phẩm.
...

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở y tế lấy mẫu ngộ độc thực phẩm bằng kỹ thuật như sau:

- Mỗi loại thức ăn, thực phẩm lưu phải được lấy và chứa đựng trong một dụng cụ đựng riêng biệt;

- Trộn đều từng loại trước khi lấy mẫu. Mỗi mẫu lấy một lượng khoảng 150g nếu là chất rắn hoặc 250ml nếu là chất lỏng để điều tra xác định nguyên nhân;

- Dán nhãn và ghi mã số hoặc tên mẫu thực phẩm phù hợp với danh sách các mẫu thực phẩm thu thập trong “Báo cáo lấy mẫu ngộ độc thực phẩm” theo quy định tại Phụ lục số 2;

- Tránh nhầm lẫn tên, mã số hoặc mất nhãn trên mẫu thực phẩm.

Cơ sở y tế khi lấy mẫu thực phẩm có trách nhiệm như thế nào về ngộ độc thực phẩm?

Căn cứ tại Điều 7 Quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 5327/2003/QĐ-BYT về trách nhiệm của cơ quan y tế khi lấy mẫu như sau:

Trách nhiệm của cơ quan y tế khi lấy mẫu
1. Thông báo bằng văn bản cho cơ sở xẩy ra ngộ độc thực phẩm và yêu cầu lấy mẫu xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
2. Thu thập các thông tin liên quan đến ngộ độc thực phẩm và tiến hành kiểm tra nơi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Được xem xét hồ sơ sức khỏe người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các tài liệu liên quan khác.
3. Gửi báo cáo kết quả về cơ quan y tế quản lý cơ sở xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và cơ sở có thực phẩm gây ngộ độc theo quy định tại Phụ lục số 3 “Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm và bệnh phẩm”.
4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình lấy mẫu.
5. Cơ quan lấy mẫu ngộ độc thực phẩm có trách nhiệm bảo quản và giữ bí mật những tài liệu kỹ thuật do người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cung cấp.

Theo quy định trên thì cơ sở y tế khi lấy mẫu thực phẩm có trách nhiệm về ngộ độc thực phẩm như sau:

- Thông báo bằng văn bản cho cơ sở xẩy ra ngộ độc thực phẩm và yêu cầu lấy mẫu xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

- Thu thập các thông tin liên quan đến ngộ độc thực phẩm và tiến hành kiểm tra nơi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Được xem xét hồ sơ sức khỏe người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các tài liệu liên quan khác.

- Gửi báo cáo kết quả về cơ quan y tế quản lý cơ sở xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và cơ sở có thực phẩm gây ngộ độc theo quy định tại Phụ lục số 3 “Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm và bệnh phẩm”.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình lấy mẫu.

- Cơ quan lấy mẫu ngộ độc thực phẩm có trách nhiệm bảo quản và giữ bí mật những tài liệu kỹ thuật do người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cung cấp.

Ngộ độc thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Ngộ độc thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ Thất tịch 2023 là ngày bao nhiêu dương lịch? Bán chè đậu đỏ gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện việc khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Bộ Y tế chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm theo Công văn 2487/BYT-ATTP 2024 như thế nào?
Pháp luật
Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì được hiểu như thế nào? Khi có biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì người dân có thể đi khai báo ở đâu?
Pháp luật
Người bị ngộ độc thực phẩm thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm của họ thông qua đường nào? Khi người dân đến khai bảo về tin ngộ độc thực phẩm thì việc tiếp nhận thực hiện ra sao?
Pháp luật
Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024 ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành ra sao?
Pháp luật
Điều tra ngộ độc thực phẩm phải thực hiện trong khoảng thời gian nào để phát hiện sớm nhất? Tiến hành điều tra ngộ độc thực phẩm theo các bước nào?
Pháp luật
Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì là gì? Bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tết Hàn Thực 2023 vào ngày nào? Bán bánh trôi nước gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngộ độc thực phẩm
1,505 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngộ độc thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngộ độc thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào