Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm mấy?
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm mấy?
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 103/2016/NĐ-CP như sau:
Phân loại cơ sở xét nghiệm theo cấp độ an toàn sinh học
1. Cơ sở xét nghiệm được phân loại theo 04 cấp độ an toàn sinh học như sau:
...
c) Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định này và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III;
...
Theo quy định, cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được thực hiện xét nghiệm đối với:
(1) Các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1, vi sinh vật thuộc nhóm 2 và vi sinh vật thuộc nhóm 3;
(2) Các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 4 nhưng đã được xử lý phù hợp với Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3;
Xem thêm: 04 nhóm vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được thực hiện xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm mấy? (Hình từ Internet)
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất thế nào?
Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 103/2016/NĐ-CP (Điểm đ khoản này bị bãi bỏ bởi điểm i khoản 1 Điều 14 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) như sau:
(1) Có phòng thực hiện xét nghiệm và phòng đệm;
(2) Các Điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
+ Các Điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP (Điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)
+ Có hệ thống thu gom, xử lý hoặc trang thiết bị xử lý nước thải. Đối với cơ sở xét nghiệm đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có kết quả xét nghiệm nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa nước thải chung;
+ Có biển báo nguy hiểm sinh học trên cửa ra vào của khu vực xét nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
(3) Riêng biệt với các phòng xét nghiệm và khu vực khác của cơ sở xét nghiệm;
(4) Phòng xét nghiệm phải kín để bảo đảm tiệt trùng;
(5) Hệ thống cửa ra vào khu vực xét nghiệm phải bảo đảm trong Điều kiện bình thường chỉ mở được cửa phòng đệm hoặc cửa khu vực xét nghiệm trong một thời Điểm;
(6) Phòng xét nghiệm có ô kính trong suốt hoặc thiết bị quan sát bên trong khu vực xét nghiệm từ bên ngoài;
(7) Hệ thống thông khí phải thiết kế theo nguyên tắc một chiều; không khí ra khỏi khu vực xét nghiệm phải qua bộ lọc không khí hiệu suất lọc cao;
(8) Có hệ thống báo động khi áp suất của khu vực xét nghiệm không đạt chuẩn; áp suất khu vực xét nghiệm luôn thấp hơn so với bên ngoài khi khu vực xét nghiệm hoạt động bình thường;
(9) Tần suất trao đổi không khí của khu vực xét nghiệm ít nhất là 6 lần/giờ;
(10) Hệ thống cấp khí chỉ hoạt động được khi hệ thống thoát khí đã hoạt động và tự động dừng lại khi hệ thống thoát khí ngừng hoạt động;
(11) Có thiết bị tắm, rửa trong trường hợp khẩn cấp tại khu vực xét nghiệm;
(12) Phòng xét nghiệm có hệ thống liên lạc hai chiều và hệ thống cảnh báo.
Số lượng nhân viên tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 là bao nhiêu?
Số lượng nhân viên tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 103/2016/NĐ-CP như sau:
Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp III
Khu vực xét nghiệm phải đáp ứng các Điều kiện sau:
...
3. Điều kiện về nhân sự:
a) Số lượng nhân viên: ít nhất 02 nhân viên xét nghiệm và 01 nhân viên kỹ thuật vận hành phòng xét nghiệm. Các nhân viên xét nghiệm phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm, nhân viên kỹ thuật vận hành phải có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc vận hành khu vực xét nghiệm;
b) Điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
c) Nhân viên xét nghiệm, nhân viên kỹ thuật vận hành khu vực xét nghiệm và người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn về an toàn sinh học từ cấp III trở lên.
...
Căn cứ trên quy định số lượng nhân viên tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3: ít nhất 02 nhân viên xét nghiệm và 01 nhân viên kỹ thuật vận hành phòng xét nghiệm.
- Các nhân viên xét nghiệm phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm, nhân viên kỹ thuật vận hành phải có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc vận hành khu vực xét nghiệm;
- Nhân viên xét nghiệm, nhân viên kỹ thuật vận hành khu vực xét nghiệm và người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn về an toàn sinh học từ cấp III trở lên.
Lưu ý: Điều kiện cơ sở có phòng xét nghiệm phải phân công người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?