Cơ sở trợ giúp xã hội được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động thì có bị thu hồi giấy chứng nhận không?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay là mẫu giấy chứng nhận nào?
- Được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng cơ sở trợ giúp xã hội chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền thì có bị thu hồi giấy chứng nhận không?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội gồm những giấy tờ nào?
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay là mẫu giấy chứng nhận nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về mẫu giấy chứng nhận đăng ký thành lập như sau:
Điều kiện, nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập
1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập
a) Tên của cơ sở được đặt theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở có nội dung chính theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
b) Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
c) Loại hình cơ sở;
d) Các nhiệm vụ của cơ sở (Ghi cụ thể một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định này);
đ) Vốn điều lệ; vốn của doanh nghiệp thành lập (Vốn đầu tư);
e) Thông tin đăng ký thuế.
Theo đó, mẫu giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay là Mẫu số 07 tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP TẢI VỀ.
Trên giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội sẽ bao gồm các thông tin như:
(1) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
(2) Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
(3) Loại hình cơ sở;
(4) Các nhiệm vụ của cơ sở (Ghi cụ thể một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ);
(5) Vốn điều lệ; vốn của doanh nghiệp thành lập (Vốn đầu tư);
(6) Thông tin đăng ký thuế.
Để được cấp giấy chứng nhận thì cần đảm bảo tên cơ sở được đặt đúng theo quy định. Đồng thời phải có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 103/2017/NĐ-CP gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở trợ giúp xã hội được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động thì có bị thu hồi giấy chứng nhận không? (Hình từ Internet)
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng cơ sở trợ giúp xã hội chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền thì có bị thu hồi giấy chứng nhận không?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập như sau:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập
1. Cơ sở bị thu hồi giấy chứng, nhận đăng ký thành lập trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập được cấp cho cơ sở không đúng quy định của pháp luật;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng cơ sở chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho đối tượng, người lao động và các bên liên quan khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Theo quy định, nếu cơ sở trợ giúp xã hội đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng sau 12 tháng kể từ ngày cấp mà cơ sở chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 103/2017/NĐ-CP (sửa đổi bời khoản 4 Điều 16 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động như sau:
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ điều chỉnh, cấp lại giấy phép hoạt động gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép;
b) Giấy phép hoạt động;
c) Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội gồm:
(1) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP
(2) Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?