Cơ sở thực hiện xã hội hóa được quyền tự quyết định mức thu cho quá trình hoạt động của cơ sở mình hay không?
Cơ sở thực hiện xã hội hóa được quyền tự quyết định mức thu cho quá trình hoạt động của cơ sở mình hay không?
Căn cứ các điểm 1, 2 và điểm 3 khoản X Thông tư 135/2008/NĐ-CP có quy định về nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa cụ thể như sau:
"X. Nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa quy định tại Điều 14 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn như sau:
1. Trên cơ sở các khoản thu được quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP , cơ sở thực hiện xã hội hóa chủ động quản lý sử dụng nguồn thu, đảm bảo thực hiện chính sách xã hội đối với các đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước.
2. Đối với các khoản thu phí, lệ phí, khoản thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác, thu từ lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu cơ sở ngoài công lập phải theo dõi chặt chẽ và ghi chép vào sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu và phải công khai mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển."
Theo đó, cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu và phải công khai mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển của cơ sở mình.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa được quyền tự quyết định mức thu cho quá trình hoạt động của cơ sở mình hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở thực hiện xã hội hóa nếu được Nhà nước cấp ngân sách hoạt động thì sẽ gồm những khoản nào?
Tại điểm 4 khoản X Thông tư 135/2008/NĐ-CP có quy định liên quan đến nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa như sau:
"X. Nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa quy định tại Điều 14 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn như sau:
...
4. Đối với kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có), cơ sở thực hiện xã hội hóa phải theo dõi riêng và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cụ thể :
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động.
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất.
- Khoản kinh phí khác."
Theo đó, nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp nếu có bao gồm những khoản sau:
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng.
- Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động.
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất.
- Khoản kinh phí khác.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa nếu được cấp nguồn kinh phí nói trên phải theo dõi riêng và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Kết quả tài chính của cơ sở thực hiện xã hội hóa được phân phối dựa trên nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2008/NĐ-CP, việc phân phối kết quả tài chính của cơ sở thực hiện xã hội hóa được thực hiện như sau:
"Điều 15. Phân phối kết quả tài chính của cơ sở thực hiện xã hội hóa
1. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính hàng năm, thu nhập của cơ sở thực hiện xã hội hóa sau khi đã trang trải các khoản chi phí, chi trả lãi vay, nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật được phân phối để trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn.
2. Đối với các cơ sở ngoài công lập, cơ sở được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa: việc trích lập các quỹ, mức chi trả thu nhập cho người lao động và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng Quản trị) cơ sở ngoài công lập, cơ sở xã hội hóa được thành lập theo luật doanh nghiệp quyết định phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của cơ sở (đối với cơ sở ngoài công lập), với Luật Doanh nghiệp (đối với cơ sở xã hội hóa được thành lập theo Luật Doanh nghiệp)."
Như vậy, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể đối với nguồn thu và việc phân phối các kết quả tài chính của cơ sở thực hiện xã hội hóa.
Các cá nhân, tổ chức liên quan cần áp dụng thực hiện một cách thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?