Cơ sở sử dụng bình chịu áp lực thực hiện đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro cần đáp ứng yêu cầu gì?

Cho tôi hỏi, cơ sở sử dụng bình chịu áp lực thực hiện đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro cần đáp ứng yêu cầu gì? Trong chương trình kiểm tra trên cơ sở rủi ro có những thành phần chính nào? Đội ngũ thực hiện đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro RBI của cơ sở sử dụng bình chịu áp lực gồm những ai? Câu hỏi của anh Quốc Thái đến từ Bình Định.

Cơ sở sử dụng bình chịu áp lực thực hiện đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro cần đáp ứng yêu cầu gì?

Theo tiết 3.3 tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT thì Kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI) là việc thực hiện kiểm tra dựa trên quá trình quản lý và đánh giá rủi ro xem xét cả khả năng xảy ra và hậu quả của sự cố hư hỏng thiết bị và tập trung vào kế hoạch kiểm tra việc mất khả năng tồn chứa của bình chịu áp lực trong hệ thống công nghệ do hư hỏng vật liệu. Những rủi ro này được quản lý chủ yếu thông qua các hoạt động kiểm tra thiết bị.

Căn cứ theo tiết 5.1 tiểu mục 5 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định yêu cầu đối với cơ sở sử dụng thực hiện đánh giá RBI như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
5. Yêu cầu chung
5.1. Yêu cầu đối với cơ sở sử dụng thực hiện đánh giá RBI:
a) Cơ sở đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn theo thông lệ (ISO/ OSHAS/BSI...).
b) Cơ sở có quy trình thực hiện RBI.
c) Cơ sở bố trí nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại API 580, điểm 5.4 tại Quy chuẩn này.
d) Cơ sở thực hiện việc thu thập dữ liệu đầy đủ theo quy định điểm 5.3 tại Quy chuẩn này.
đ) Phần mềm thực hiện RBI
Phần mềm thực hiện RBI là phần mềm đáp ứng quy định có liên quan tại các tiêu chuẩn API 580, API 581 và cho phép bổ sung dữ liệu thường xuyên trong thời gian hoạt động, bất cứ khi nào có thông tin mới về an toàn, sau kiểm tra đánh giá, kiểm định thiết bị hoặc khi cần thiết.

Theo đó, yêu cầu đối với cơ sở sử dụng bình chịu áp lực thực hiện đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI) như sau:

- Cơ sở đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn theo thông lệ (ISO/ OSHAS/BSI...).

- Cơ sở có quy trình thực hiện kiểm tra trên cơ sở rủi ro RBI.

- Cơ sở bố trí nhân lực đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại API 580, điểm 5.4 tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT.

- Cơ sở thực hiện việc thu thập dữ liệu đầy đủ theo quy định điểm 5.3 tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT.

- Phần mềm thực hiện RBI

Phần mềm thực hiện RBI là phần mềm đáp ứng quy định có liên quan tại các tiêu chuẩn API 580, API 581 và cho phép bổ sung dữ liệu thường xuyên trong thời gian hoạt động, bất cứ khi nào có thông tin mới về an toàn, sau kiểm tra đánh giá, kiểm định thiết bị hoặc khi cần thiết.

bình chịu áp lực

Cơ sở sử dụng bình chịu áp lực thực hiện đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro cần đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Trong chương trình kiểm tra trên cơ sở rủi ro có những thành phần chính nào?

Căn cứ theo tiết 5.2 tiểu mục 5 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định yêu cầu đối với cơ sở sử dụng thực hiện đánh giá RBI như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
5. Yêu cầu chung
...
5.2. Các thành phần chính trong chương trình RBI
5.2.1. Hệ thống quản lý để duy trì tài liệu, trình độ nhân viên, yêu cầu dữ liệu và cập nhật phân tích.
5.2.2. Phương pháp xác định khả năng xảy ra được ban hành bằng văn bản.
5.2.3. Phương pháp xác định hậu quả được ban hành bằng văn bản.
5.2.4. Phương pháp quản lý rủi ro thông qua kiểm tra và các hoạt động giảm thiểu khác được ban hành bằng văn bản.

Theo đó, các thành phần chính trong chương trình kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI) gồm:

- Hệ thống quản lý để duy trì tài liệu, trình độ nhân viên, yêu cầu dữ liệu và cập nhật phân tích.

- Phương pháp xác định khả năng xảy ra được ban hành bằng văn bản.

- Phương pháp xác định hậu quả được ban hành bằng văn bản.

- Phương pháp quản lý rủi ro thông qua kiểm tra và các hoạt động giảm thiểu khác được ban hành bằng văn bản.

Đội ngũ thực hiện đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro RBI của cơ sở sử dụng bình chịu áp lực gồm những ai?

Căn cứ theo tiết 5.2 tiểu mục 5 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định yêu cầu đối với cơ sở sử dụng thực hiện đánh giá RBI như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
5. Yêu cầu chung
...
5.3. Các dữ liệu điển hình cần thiết cho phân tích RBI phải đáp ứng quy định tại Mục 7.2 API 580.
5.4. Yêu cầu về nhân sự tham gia đánh giá RBI
5.4.1. Đội ngũ thực hiện đánh giá RBI
Phù hợp với công trình thực hiện RBI, các thành viên cụ thể sau đây được lựa chọn trong đội ngũ thực hiện đánh giá RBI:
a) Trưởng nhóm đánh giá.
b) Chuyên gia kiểm tra.
c) Chuyên gia đánh giá ăn mòn.
d) Chuyên gia công nghệ.
đ) Chuyên gia phân tích rủi ro.
e) Cán bộ vận hành và bảo dưỡng của cơ sở.
g) Đại diện lãnh đạo cơ sở.
h) Cán bộ an toàn và môi trường của cơ sở.
i) Nhân viên phân tích tài chính, kinh doanh của cơ sở (khi cần thiết).
5.4.2. Vai trò, trách nhiệm, yêu cầu về đào tạo và bằng cấp các thành viên tham gia đội ngũ đánh giá RBI
Các thành viên đội ngũ đánh giá RBI có vai trò, trách nhiệm, yêu cầu về đào tạo và bằng cấp quy định tại Mục 15.2 và 15.3 API 580.
Trưởng nhóm đánh giá, Chuyên gia phân tích rủi ro phải có chứng chỉ API 580,
Chuyên gia đánh giá ăn mòn phải có chứng chỉ API 571 hoặc tương đương.
5.5. Người đứng đầu cơ sở sử dụng bình chịu áp lực tiến hành thực hiện RBI có trách nhiệm đảm bảo nhân sự của cơ sở sử dụng hoặc được cung cấp từ các nhà thầu đã được đào tạo, có kinh nghiệm và bằng cấp phù hợp. Các yêu cầu vè áp dụng RBI tại Quy chuẩn này phải được đảm bảo và duy trì trong quá trình thực hiện.

Theo đó, đội ngũ thực hiện đánh giá RBI phù hợp với công trình thực hiện RBI, các thành viên cụ thể sau đây được lựa chọn trong đội ngũ thực hiện đánh giá RBI:

- Trưởng nhóm đánh giá.

- Chuyên gia kiểm tra.

- Chuyên gia đánh giá ăn mòn.

- Chuyên gia công nghệ.

- Chuyên gia phân tích rủi ro.

- Cán bộ vận hành và bảo dưỡng của cơ sở.

- Đại diện lãnh đạo cơ sở.

- Cán bộ an toàn và môi trường của cơ sở.

- Nhân viên phân tích tài chính, kinh doanh của cơ sở (khi cần thiết).

Lưu ý, Quy chuẩn này không áp dụng đối với:

- Bình chịu áp lực được nêu tại Phụ lục A Tiêu chuẩn API 510.

- Bình chịu áp lực thuộc các phương tiện vận chuyển.

Bình chịu áp lực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giá kiểm định dịch vụ an toàn lao động đối với bình chịu áp lực được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm tra các vị trí giám sát trạng thái đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?
Pháp luật
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố khi kiểm tra trên cơ sở rủi ro của bình chịu áp lực sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?
Pháp luật
Để kiểm tra và giám sát đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu có những loại nào?
Pháp luật
Cơ sở sử dụng bình chịu áp lực thực hiện đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro cần đáp ứng yêu cầu gì?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu được lên tiến độ trên cơ sở xem xét những yếu tố gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình chịu áp lực
1,055 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình chịu áp lực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình chịu áp lực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào