Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu được lên tiến độ trên cơ sở xem xét những yếu tố gì?
- Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu được lên tiến độ trên cơ sở xem xét những yếu tố gì?
- Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu được xem xét sửa đổi khi nào?
- Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu phải có tối thiểu những nội dung gì?
Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu được lên tiến độ trên cơ sở xem xét những yếu tố gì?
Căn cứ theo tiết 6.1 tiểu mục 6 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT về kiểm định trên cơ sở rủi ro đối với các bình chịu áp lực nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy chế biến khí và nhà máy đạm quy định kế hoạch kiểm tra như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
6. Kế hoạch kiểm tra
6.1. Lập kế hoạch kiểm tra
6.1.1. Kế hoạch kiểm tra được thiết lập từ việc phân tích các nguồn dữ liệu. Bình chịu áp lực được đánh giá dựa trên các loại cơ chế hư hỏng hiện tại hoặc tiềm năng. Các phương pháp và phạm vi của NDT phải được đánh giá để đảm bảo rằng các kỹ thuật được chỉ định có thể xác định đầy đủ cơ chế hư hỏng, phạm vi và mức độ nghiêm trọng của hư hỏng. Kế hoạch kiểm tra phải được lên tiến độ trên cơ sở xem xét:
a) Loại hư hỏng.
b) Tốc độ phát triển hư hỏng.
c) Khả năng chịu đựng dạng hư hỏng của thiết bị.
d) Khả năng của phương pháp NDT để xác định hư hỏng.
đ) Khoảng thời gian tối đa theo quy định trong tiêu chuẩn.
e) Phạm vi kiểm tra trước đó.
g) Lịch sử hoạt động gần đây, bao gồm cả các mức vượt quá giới hạn vận hành toàn vẹn (IOW - integrity operating windows).
h) Hồ sơ quản lý sự thay đổi (MOC) có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm tra.
i) Đánh giá RBI lần trước (nếu có).
...
Kế hoạch kiểm tra được thiết lập từ việc phân tích các nguồn dữ liệu. Bình chịu áp lực được đánh giá dựa trên các loại cơ chế hư hỏng hiện tại hoặc tiềm năng. Các phương pháp và phạm vi của kiểm tra không phá hủy phải được đánh giá để đảm bảo rằng các kỹ thuật được chỉ định có thể xác định đầy đủ cơ chế hư hỏng, phạm vi và mức độ nghiêm trọng của hư hỏng.
Kế hoạch kiểm tra phải được lên tiến độ trên cơ sở xem xét:
- Loại hư hỏng.
- Tốc độ phát triển hư hỏng.
- Khả năng chịu đựng dạng hư hỏng của thiết bị.
- Khả năng của phương pháp kiểm tra không phá hủy để xác định hư hỏng.
- Khoảng thời gian tối đa theo quy định trong tiêu chuẩn.
- Phạm vi kiểm tra trước đó.
- Lịch sử hoạt động gần đây, bao gồm cả các mức vượt quá giới hạn vận hành toàn vẹn (IOW - integrity operating windows).
- Hồ sơ quản lý sự thay đổi (MOC) có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm tra.
- Đánh giá RBI lần trước (nếu có).
Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu (hình từ Internet)
Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu được xem xét sửa đổi khi nào?
Căn cứ theo tiết 6.1 tiểu mục 6 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định kế hoạch kiểm tra như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
6. Kế hoạch kiểm tra
6.1. Lập kế hoạch kiểm tra
...
6.1.2. Kế hoạch kiểm tra phải được xem xét và sửa đổi khi cần thiết khi các thay đổi có thể ảnh hưởng đến các cơ chế và tốc độ hư hỏng đã xác định.
Theo đó, kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu phải được xem xét và sửa đổi khi cần thiết, khi các thay đổi có thể ảnh hưởng đến các cơ chế và tốc độ hư hỏng đã xác định.
Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu phải có tối thiểu những nội dung gì?
Căn cứ theo tiết 6.2 tiểu mục 6 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định kế hoạch kiểm tra như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
6. Kế hoạch kiểm tra
...
6.2. Nội dung tối thiểu của kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra phải có các nội dung và lịch kiểm tra cần thiết để giám sát các cơ chế hư hỏng và đảm bảo tính toàn vẹn cơ học của thiết bị (bình chịu áp lực hoặc thiết bị giảm áp).
Kế hoạch kiểm tra bao gồm:
a) Loại kiểm tra cần thiết.
b) Ngày kiểm tra tiếp theo cho từng loại kiểm tra.
c) Các kỹ thuật kiểm tra và NDT.
d) Phạm vi, vị trí kiểm tra và NDT.
đ) Các yêu cầu làm sạch bề mặt cần thiết để kiểm tra.
e) Các yêu cầu thử áp.
g) Các sửa chữa bất kỳ đã được lên kế hoạch trước đó.
6.3. Nội dung bổ sung vào kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra có thể bao gồm các nội dung khác để giải thích lý do căn bản và việc thực hiện kế hoạch. Cụ thể:
a) Mô tả các loại hư hỏng đã xảy ra và có khả năng xảy ra đối với thiết bị.
b) Chỉ rõ vị trí các hư hỏng.
c) Đưa ra các yêu cầu tiếp cận đặc biệt bất kỳ.
Theo quy định trên, kế hoạch kiểm tra phải có các nội dung và lịch kiểm tra cần thiết để giám sát các cơ chế hư hỏng và đảm bảo tính toàn vẹn cơ học của thiết bị (bình chịu áp lực hoặc thiết bị giảm áp).
Kế hoạch kiểm tra bao gồm:
- Loại kiểm tra cần thiết.
- Ngày kiểm tra tiếp theo cho từng loại kiểm tra.
- Các kỹ thuật kiểm tra và NDT.
- Phạm vi, vị trí kiểm tra và NDT.
- Các yêu cầu làm sạch bề mặt cần thiết để kiểm tra.
- Các yêu cầu thử áp.
- Các sửa chữa bất kỳ đã được lên kế hoạch trước đó.
Trong đó, NDT hay Kiểm tra không phá hủy là việc sử dụng các phương pháp vật lý để kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên trong hoặc trên bề mặt vật liệu mà không làm tổn hại đến khả năng sử dụng trong tương lai của đối tượng được kiểm tra. (theo tiết 3.10 tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT).
Lưu ý, Quy chuẩn này không áp dụng đối với:
- Bình chịu áp lực được nêu tại Phụ lục A Tiêu chuẩn API 510.
- Bình chịu áp lực thuộc các phương tiện vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?