Loại vật liệu
|
Giới hạn
nhiệt độ rão của vật liệu
|
Thép Các bon
(có giới hạn bền
kéo (UTS) ≤ 414MPa)
|
343°C
|
Thép Các bon
(UTS > 414MPa)
|
371°C
|
Thép Các bon - Graphitized
|
371°C
|
Thép hợp kim C-1/2Mo
|
399°C
|
Thép hợp kim 1-1/4Cr-1/2Mo - Thường
hóa và Ram
|
427°C
|
Thép hợp kim 1-1/4Cr-1/2Mo - Ủ
|
427°C
|
Thép hợp kim 2-1/4CM
Mo - Thường hóa và Ram
|
427*0
|
Thép hợp kim 2-1/4Cr-1Mo- Ủ
|
427°C
|
Thép hợp kim 2-1/4Cr-1 Mo - Tôi và
Ram
|
427°C
|
Thép hợp kim 2-1/4CM Mo - V
|
441°C
|
Thép hợp kim 3Cr-1 Mo-V
|
441°C
|
Thép hợp kim 5Cr-1/2Mo
|
427°C
|
Thép hợp kim 7Cr-1/2Mo
|
427°C
|
Thép hợp kim 9Cr-1Mo
|
427°C
|
Thép hợp kim 9Cr-1 Mo - V
|
454°C
|
Thép hợp kim 12 Cr
|
482°C
|
Thép không gỉ theo
AISI mác 304 & 304H
|
510°C
|
Thép không gỉ theo AISI mác 316
& 316H
|
538°C
|
Thép không gỉ theo AISI mác 321
|
538“C
|
Thép không gỉ theo AISI mác 321H
|
538°C
|
Thép không gỉ theo AISI mác 347
|
538°C
|
Thép không gỉ AISI mác 347H
|
538°C
|
Hợp kim Alloy 800
|
565°C
|
Hợp kim Alloy 800H
|
565°C
|
Hợp kim Alloy 8Q0HT
|
565°C
|
Hợp kim HK-40
|
649°C
|
- Bình vận hành với lưu chất bên trong
không gây ra cơ chế hỏng do nứt hoặc hỏng do hydro.
- Bên trong bình không có các lớp lót
liên kết không hoàn toàn, chẳng hạn như lớp lót dạng thanh, dạng tấm.
14.5.2.2. Nếu các yêu cầu của đoạn b
điểm 14.5.2.1 không được đáp ứng, lần kiểm tra tiếp theo sẽ là kiểm tra bên
trong. Việc kiểm tra trong trạng thái hoạt động có thể được thực hiện nếu đánh
giá RBI xác định rủi ro liên quan đến bình thấp đến mức chấp nhận được và
phương pháp kiểm tra không phá hủy từ bên ngoài đủ tin cậy để đánh giá, xác định
theo các cơ chế hỏng hóc của bình. Việc đánh giá cần xem xét quá trình công nghệ,
lưu chất bên trong bình trong quá khứ, hiện tại và dự kiến trong tương lai.
14.5.2.3. Việc kiểm tra bình đang hoạt
động thay thế cho việc kiểm tra, khám xét bên trong được chuyên gia kiểm tra
xem xét thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra bên trong của một bình tương tự
khác có cùng điều kiện vận hành.
14.5.2.4. Những điều sau đây có thể được
áp dụng khi so sánh các bình
chịu áp lực có cùng hoạt động hoặc tương tự.
a) Khi một bình chịu áp lực đã được kiểm
tra bên trong, kết quả kiểm tra đó có thể được sử dụng để xác định kiểm
tra trong trạng thái hoạt động có thể được thay thể cho kiểm tra bên trong trên
bình chịu áp lực khác hoạt động trong cùng một hoạt động và điều kiện.
b) Trường hợp hai hoặc nhiều bình chịu
áp lực được lắp đặt nối tiếp và không có chất gây ô nhiễm ăn mòn được đưa vào tại
một điểm trung gian hoặc có khả năng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của
bình, các điều kiện vận hành là giống nhau và đầy đủ dữ liệu lịch sử ăn mòn,
việc kiểm tra một bình (tốt nhất là trường hạp xấu nhất) có thể được thực hiện
như đại diện toàn bộ các bình.
c) Đánh giá rủi ro hoặc phân tích RBI
có thể hữu ich khi xem xét mức độ áp dụng môi trường điều kiện vận hành tương tự khi
xác định các yêu cầu kiểm tra bên trong và kiểm tra trong trạng thái hoạt động
dựa trên việc so sánh một bình chịu áp lực với bình khác và số lượng bình chịu
áp lực được kiểm tra trong một nhóm.
14.5.2.5. Khi kiểm tra trong trạng
thái hoạt động được thực hiện, loại và phạm vi của NDT phải được chỉ định trong
kế hoạch được phê duyệt. Điều này có thể bao gồm các phép đo chiều dầy
bằng siêu âm, X quang hoặc các phương pháp NDT thích hợp khác để đo chiều dày
kim loại hoặc đánh giá tính toàn vẹn của bộ phận chịu áp suất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14.5.3. Các bình nhiều vùng
Đối với một bình lớn có hai hoặc
nhiều vùng có tốc độ ăn mòn khác nhau, mỗi vùng có thể được xử lý độc lập khi
xác định khoảng thời gian kiểm tra hoặc thay thế kiểm tra bên trong bằng kiểm
tra trong trạng thái hoạt động. Mỗi vùng sẽ được kiểm tra dựa trên khoảng thời
gian cho vùng đó.
14.6. Thiết bị giảm áp
14.6.1. Các thiết bị giảm áp phải được
kiểm tra và thử tại các khoảng thời gian đủ thường xuyên để xác minh rằng các
thiết bị hoạt động đáng tin cậy trong các điều kiện vận hành cụ thể. Khoảng thời
gian kiểm tra cho tất cả thiết bị giảm áp được xác định bởi chuyên gia
kiểm tra, kỹ sư bình chịu áp lực hoặc cá nhân đủ điều kiện khác
theo hệ thống quản lý chất lượng của chủ sở hữu / cơ sở sử dụng.
14.6. 2. Trừ khi đánh giá RBI chỉ ra rằng
khoảng thời gian dài hơn là chấp nhận được, thử nghiệm và khoảng thời gian kiểm
tra đối với các thiết bị giảm áp trong các lưu chất công nghệ thông thường
không được vượt quá:
a) 5 năm cho các lưu chất công nghệ
thông thường.
b) 10 năm cho các lưu chất sạch (không
pha trộn) và không ăn mòn.
14.6.3. Khi phát hiện thấy thiết bị giảm
áp suất bị kẹt nặng hoặc tắc, khoảng thời gian kiểm tra và thử nghiệm sẽ được đánh
giá lại để xác định khoảng thời gian
nên được rút ngắn.
Đánh giá phải xác định nguyên nhân gây ra lỗi hoặc lý do khiến thiết bị giảm áp
không hoạt động đúng.
15. Đánh giá dữ liệu
kiểm tra, phân tích và lưu hồ sơ kiểm tra
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15.1.1. Bình chịu áp lực hiện có
15.1.1.1. Tốc độ ăn mòn được
xác định bởi sự khác biệt giữa hai số dọc chiều dày chia cho khoảng thời gian
giữa hai lần đo. Việc xác định tốc độ ăn mòn có thể bao gồm chiều dày dữ liệu được
nhận được tại nhiều hơn hai lần đo. Tốc độ ăn mòn ngắn hạn thường được xác định bởi hai số dọc
chiều dày gần đây nhất trong khi tốc độ ăn mòn dài hạn sử dụng lần đo gần đây
nhất và lần đo ở đầu vòng đời của thiết bị.
Những tốc độ khác nhau này giúp xác định
các cơ chế ăn mòn gần đây từ những cơ chế hoạt động trong thời gian dài.
Tốc độ ăn mòn dài hạn (LT) được
tính từ công thức sau:
Tốc độ ăn mòn ngắn hạn (ST)
được tính từ công thức
sau:
Trong đó:
t1 = chiều dày ban đầu ở
cùng vị trí CML của t3. Có thể đo
chiều dày đầu tiên tại CML này hoặc chiều dày khi bắt đầu môi trường tốc độ ăn
mòn mới, mm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
t3 = chiều dày thực tế
của CML đo trong lần kiểm tra gần đây nhất, mm.
15.1.1.2. Khi đánh giá tốc độ ăn mòn như là một
phần của đánh giá dữ liệu, Chuyên gia kiểm tra, với sự tư vấn của chuyên gia
đánh giá ăn mòn, phải lựa chọn mức
độ ăn mòn phản ánh tốt nhất tình trạng hiện tại. Các vấn đề sau đây phải được
xem xét khi đánh giá tốc độ ăn mòn được sử dụng trong khu vực ăn mòn để tính
toán tuổi thọ còn lại
và hạn kiểm tra tiếp theo:
a) Cơ chế hư hỏng ăn mòn là ăn mòn đều hay
cục bộ.
b) Các khu vực chịu ảnh hưởng của chất lỏng,
chất lỏng xâm thực
hoặc tình trạng ăn mòn - xâm thực.
c) Thời gian ước tính bắt đầu ăn
mòn (nếu không phải từ hoạt động ban đầu) làm cơ sở để đo hao hụt thành bình và
khoảng thời gian thích hợp để xác định tốc độ ăn mòn.
d) Điểm tiềm năng xảy ra các thay đổi
quá trình có thể gây ra ăn mòn.
đ) Ảnh hưởng của sự hình thành lớp cặn
để hoặc bảo vệ các bộ
phận khỏi bị ăn mòn hoặc mất sự bảo vệ đó.
e) Khả năng tăng tốc độ ăn mòn ở những
khu vực đọng.
g) Tiếp tục hoạt động trong phạm vi cửa
sổ hoạt động toàn vẹn
(integrity operating window).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với một bình chịu áp lực mới hoặc
cho bình có các điều kiện làm việc thay đổi, một trong những phương pháp sau sẽ được sử
dụng để xác định tốc độ ăn mòn có thể xảy ra của bình. Tuổi thọ và khoảng thời
gian kiểm tra còn lại có thể được ước tính từ tốc độ này.
15.1.2.1. Tốc độ ăn mòn có thể được
tính từ dữ liệu do chủ sở hữu, cơ sở sử dụng thu thập trên các bình ở điều kiện
vận hành tương tự. Nếu dữ liệu trên các bình ở điều kiện vận hành tương tự
không có sẵn, xem xét các phương án khác.
15.1.2.2. Tốc độ ăn mòn có thể được ước
tính bởi chuyên gia đánh giá ăn mòn.
15.1.2.3. Tốc độ ăn mòn có thể được ước
tính từ dữ liệu được công bố trên các bình ở điều kiện vận hành tương tự.
15.1.2.4. Nếu tốc độ ăn mòn không
thể được xác định bởi bất kỳ mục nào ở trên, việc xác định trong trạng thái hoạt
động phải được thực hiện sau khoảng 3 đến 6 tháng hoạt động bằng cách sử dụng các thiết
bị giám sát ăn mòn phù hợp hoặc đo chiều dày thực tế của bình. Các xác định tiếp
theo phải được thực hiện tại các khoảng thời gian thích hợp cho đến khi tốc độ
ăn mòn được xác định.
15.2. Tính toán tuổi thọ còn lại
15.2.1. Tuổi thọ còn lại của bình (tính
bằng năm) theo tốc độ ăn mòn được tính theo công thức sau:
Trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
tyêu cầu = chiều dày
yêu cầu tại cùng CML hoặc bộ phận (mm), khi đo tthực tế. Nó được tính
toán bởi các công thức thiết kế và không bao gồm chiều dày bổ sung cho ăn
mòn hoặc sai số cho phép của nhà chế tạo.
15.2.2. Một phân tích thống
kê có thể được sử dụng trong tốc độ ăn mòn và tính toán tuổi thọ còn lại cho
các phần của bình chịu áp lực.
Phương pháp thống kê này có thể được
áp dụng để đánh giá thay thế kiểm tra bên trong (khoản b điểm 14.5.2.1) hoặc để
xác định khoảng thời gian kiểm
tra bên trong, Phải chú ý để đảm
bảo rằng việc xử lý thống kê kết quả dữ liệu phản ánh tình trạng thực tế của bộ
phận bình, đặc biệt là những bộ phận bị ăn mòn cục bộ. Phân tích thống kê không
được áp dụng cho các bình bị ăn mòn cục bộ ngẫu nhiên nhưng đáng kể. Phương
pháp phân tích phải được
ban hành bằng văn bản.
15.3. Xác định áp suất lầm việc tối đa
cho phép
15.3.1 Áp suất làm việc tối đa cho
phép cho việc tiếp tục sử dụng bình chịu
áp lực phải dựa trên các tính toán được xác định bằng cách sử dụng phiên bản mới
nhất của tiêu chuẩn ASME hoặc tiêu chuẩn chế tạo của bình. Kết quả áp suất làm
việc tối đa cho phép
từ các tính toán này phải không lớn hơn áp suất làm việc tối đa cho phép ban đầu
trừ khi việc đánh giá lại được thực hiện theo Mục 8.2 API 510.
15.3.2. Việc tính toán chỉ có
thể được thực hiện nếu các chi tiết cần thiết sau tuân thủ các yêu cầu áp dụng
của tiêu chuẩn được sử dụng: Đầu, thân và gia cường các ống nối; yêu cầu kỹ thuật
của vật liệu; ứng suất cho phép; hệ số độ bền mối hàn; tiêu chí kiểm tra chấp nhận và yêu
cầu vận hành theo chu kỳ.
15.3.3. Trong môi chất ăn mòn, chiều
dày thành bình được sử dụng trong các tính toán này phải là chiều dày thực tế
được xác định bằng kiểm tra trừ hai lần tổn thất ăn mòn ước tính trước ngày kiểm
tra tiếp theo:
Trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ibên trong = khoảng thời gian
kiểm tra bên trong hoặc kiểm tra trong trạng thái hoạt động, năm.
tthực tế = chiều dày thực tế
của CML, tính bằng (mm), được đo trong lần kiểm tra gần đây nhất.
15.3.4. Các phép đo chiều dày đa điểm
phải được tiến hành khi xác định chiều dày thực tế kiểm tra bộ phận lớn hơn hoặc nhỏ
hơn chiều dày được báo cáo trong báo cáo thử nghiệm vật liệu hoặc báo cáo dữ liệu
của nhà sản xuất, đặc biệt nếu bộ phận được chế tạo bằng phương pháp đúc.
15.4. Phân tích FFS cho các khu vực bị
ăn mòn
15.4.1. Yêu cầu chung
Chiều dày thực tế và tốc độ ăn mòn tối đa cho bất kỳ bộ phận
nào của bình có thể được điều chỉnh tại bất kỳ kiểm tra nào dưới đây
15.4.2. Đánh giá các khu vực bị ăn mòn
cục bộ
15 4.2.1. Đối với khu vực
bị ăn mòn có
kích thước đáng kể, chiều dày của vách có thể được
tính bình quân trên chiều dài không
vượt quá giá trị sau đây;
a) Đối với các bình có đường kính bên
trong nhỏ
hơn
hoặc bằng 1500 mm, một nửa đường kính bình hoặc 500 mm, lấy giá trị nhỏ hơn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15.4.2.2. Dọc theo chiều dài xác định,
việc đo chiều dày phải thực hiện ở các khoảng cách đều nhau. Đối với các khu vực
có kích thước đáng kể, nhiều đường
trong khu vực bị ăn mòn có thể phải được đánh giá để xác định chiều dài nào có
chiều dày trung bình thấp nhất. Các tiêu chí sau đây phải được đáp ứng để sử dụng
chiều dày trung bình:
a) Vùng hao hụt kim loại tương đối đều,
không có các vết khía (tức là tập
trung ứng suất cục bộ không đáng kể).
b) Thiết bị không hoạt động trong giới
hạn rão.
c) Các bộ phận không hoạt động theo
chu kỳ.
d) Trong bộ dữ liệu phải có tối thiểu
15 điểm được đo chiều dày.
đ) Số lượng điểm đo tối thiểu phải bao
gồm chiều dày trung bình;
e) Số đọc riêng thấp nhất không ít hơn
50% tyêu cầu.
15.4.2.3 Nếu ứng suất chu vi chi phối
(đặc trưng cho hầu hết các bình), việc đo chiều dày được thực hiện theo chiều dọc.
Nếu ứng suất dọc chi phối (do tải trọng gió hoặc các yếu tố khác), việc đo chiều
dày được thực hiện theo chiều chu vi (cung).
15.4.2.4 Khi thực hiện chiều dày trung
bình gần kết cấu không liên tục (ví dụ: Ống nối, phần chuyển dịch
hình nón, đầu nối mặt bích), giới hạn đối với chiều dày trung bình phải được
xem xét tách biệt với khu vực gia cường (hoặc vùng khác có ứng suất cục bộ cao)
và khu vực bên ngoài hoặc cạnh khu vực gia cường (hoặc vùng khác có ứng suất cục
bộ cao).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Cân nhắc kỹ thuật về chiều dày
trung bình trong khu vực gia cường
cho sự không liên tục của kết cấu được cung cấp trong API 573-1/ASME FFS- 1, Phần 4,
15.4.2.5. Khi thực hiện các tính toán
tuổi thọ còn lại theo điểm 15.2, chiều dày trung bình thấp nhất của bất kỳ chiều dài
nào trong khu vực bị ăn mòn được thay thế cho tthực tế.
15.4.3. Đánh giá ăn mòn điểm
Trong quá trình kiểm tra, các vị trí ăn
mòn điểm nằm rải rác rộng có thể được xem xét bỏ qua nếu thỏa mãn tất cả những
yêu cầu quy định tại Mục 7.4.3 API 510.
15.4.4. Phương pháp đánh giá thay thế cho
hao mòn chiều dày
15.4.4.1. Thay thế cho các đánh
giá trong điểm 15,4.2 và 15.4 3, các bộ phận có độ mỏng dưới chiều dày yêu cầu có
thể được đánh giá bằng cách sử dụng thiết kế bằng phương pháp phân tích của ASME
Phần VIII, Division 2, Phụ lục 4 hoặc API 579-1/ASME FFS Phụ lục 2D.
15.4.4.2. Khi sử dụng ASME Section
VIII, Division 2, Phụ lục 4, giá trị ứng suất được sử dụng trong thiết kế bình chịu
áp lực ban đầu phải được thay thế cho giá trị ứng suất cho phép lớn nhất (Sm) của
Division 2 nếu ứng
suất thiết kế nhỏ hơn hoặc bằng
2/3 giới hạn chảy tối thiểu quy định (SMYS) ở nhiệt độ. Nếu ứng suất thiết kế
ban đầu lớn hơn 2/3 giới hạn chảy tối thiểu
quy định ở nhiệt độ, thì 2/3 giới hạn chảy tối thiểu
quy định được chỉ định sẽ được
thay thế cho Sm.
15.4.5 Điều chỉnh hệ số bền
mối hàn
Khi bề mặt bình bị ăn mòn
xa mối hàn và hệ số bền mối hàn nhỏ hơn 1, một phép tính độc lập sử dụng hệ số
bền mối hàn thích hợp
(thường là 1) có thể được
thực hiện. Đối với tính toán này, bề mặt tại một mối hàn bao gồm 25 mm ở hai bên của mối hàn
hoặc hai lần chiều dày yêu cầu ở hai bên của mối hàn, lấy giá trị lớn hơn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15.4.6.1. Chiều dày cần thiết tại các khu
vực bị ăn mòn của các đầu hình elip và hình cầu có thể được xác định như sau:
a) Trong khu vực cong của đầu bình, sử
dụng công thức đầu thích hợp trong tiêu chuẩn chế tạo.
b) Ở phần giữa của đầu, sử dụng công thức đầu
hình bán cầu trong tiêu chuẩn chế tạo. Phần giữa của đầu được xác định là
tâm của đầu với đường kính bằng 80% đường kính thân.
15.4.6.2. Đối với các đầu hình chỏm cầu,
bán kính được sử
dụng trong công thức đầu hình bán cầu là bán kính chỏm.
15.4.6.3. Đối với các đầu hình elip,
bán kính sử dụng trong công thức đầu hình bán cầu phải là bán kính hình cầu
tương đương K1xD, trong đó
D là đường kính thân (đường kính trong) và K1 được đưa ra trong Bảng
2. Trong Bảng 2, h là một nửa chiều dài của trục nhỏ. Đối với nhiều đầu hình
elip, D/2h - 2.
Bảng 2. Giá trị của hệ số bán kính cầu K1
D/2h
K1
3,0
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2,8
1,27
2,6
1,18
2,4
1,08
2,2
0,99
2,0
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1,8
0,81
1,6
0,73
1,4
0,65
1,2
0,57
1,0
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lưu ý: Bán kính cầu tương
đương bằng K1D; tỷ lệ trục bằng
D/2h. Nội suy được phép cho các giá trị trung gian.
15.5. Đánh giá FFS (phù hợp cho tiếp tục
sử dụng)
Các bộ phận chịu áp phát hiện có các
khuyết tật có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của chúng (tải áp suất và các
tải trọng áp dụng khác, ví dụ: trọng lượng, gió, v.v... theo API
579-1/ASME FFS-1) phải được đánh giá cho tiếp tục sử dụng. Các đánh giá phù hợp
cho tiếp tục sử dụng, như các đánh giá trong API 579-1/ASME FFS-1 có thể được sử
dụng cho đánh giá này và phải được áp dụng cho các hư hỏng cụ thể được quan
sát. Các kỹ thuật sau đây có thể được sử dụng thay thế cho các kỹ
thuật đánh giá trong điểm 15.4.
15.5.1. Để đánh giá hao hụt kim loại
vượt quá mức ăn mòn cho phép, việc đánh giá FFS có thể được thực hiện theo API
579-1/ASME FFS-1, Phần 4, 5 hoặc 6. Đánh giá này yêu cầu sử dụng giá trị bổ
sung do bị ăn mòn trong tương lai, được thiết lập dựa trên Phần 6 của tiêu chuẩn
này.
15.5.2. Để đánh
giá các vết phồng, hư hỏng nứt do hyđrô HIC/SOHIC và phân lớp phải thực hiện đánh
giá FFS tương ứng theo Phần 7 và Phần 13 API 579-1 /ASME FFS-1, Trong một số
trường hợp, việc đánh giá này sẽ yêu cầu sử dụng chiều dày bổ sung ăn mòn tương
lai, được thiết lập dựa trên Phần 6 của tiêu chuẩn này.
15.5.3. Để đánh giá sai lệch mối hàn
và biến dạng thân bình,
thực hiện đánh giá FFS theo Phần 8 API 579-1 /ASME FFS-1.
15.5.4. Để đánh giá các khuyết tật dạng
nứt, thực hiện đánh giá FFS theo Phần 9 API 579-1/ASME FFS-1.
15.5.5. Để đánh giá tác động của
hư hỏng do rão, việc đánh giá FFS phải được thực hiện theo Phần 10 API
579-1/ASME FFS-1.
15.5.6. Để đánh giá tác động của hư hỏng
do hỏa hoạn, việc đánh giá FFS phải được thực hiện theo Phần 11 API
579-1 / ASME FFS-1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15.6. Xác định chiều dày yêu cầu
Chiều dày yêu cầu phải dựa trên các
xem xét về áp suất, cơ học và kết cấu bằng cách sử dụng các công thức thiết kế
phù hợp và ứng suất cho phép của tiêu chuẩn. Đối với các môi chất khi xảy ra sự
cố có nguy cơ hậu quả cao, phải xem xét tăng chiều dày yêu cầu trên
chiều dày tối thiểu được tính toán để cung cấp cho tải trọng không lường trước hoặc không
xác định trước, hao hụt kim loại chưa được phát hiện.
15.7. Đánh giá thiết bị hiện có với
tài liệu tối thiểu
Đối với các bình chịu áp lực không có
biển tên và có tối thiểu hoặc không có tài liệu thiết kế và chế tạo, các
bước sau đây có thể được sử dụng để xác minh tính toàn vẹn vận hành:
a) Thực hiện kiểm tra xác định tình trạng
của bình bao gồm kiểm tra kích thước hoàn chỉnh của tất cả các
thành phần cần thiết để xác định chiều dày tối thiểu cần thiết và tính thỏa đáng của
thiết kế bình.
b) Xác định tham số thiết kế và chuẩn
bị bản vẽ.
c) Thực hiện tính toán thiết kế dựa
trên các tiêu chuẩn áp dụng. Không sử dụng các giá trị ứng suất cho phép của
tiêu chuẩn ASME hiện tại (dựa trên hệ số thiết kế 3,5) cho các bình được thiết
kế trước năm 1999 và không được thiết kế theo ASME code case 2290 hoặc 2278.
Đối với các bình được thiết kế trước năm 1999 và không được thiết kế theo ASME code
case 2290 hoặc 2278, sử dụng các giá trị ứng suất cho phép của tiêu chuẩn ASME
trước năm 1999 (dựa trên hệ số thiết kế 4,0 hoặc 5,0).
Khi chưa biết mức độ chụp X quang ban
đầu, sử dụng hệ số bền mối hán quy định tại Mục 7.7 API 510.
d) Gắn biển tên với áp suất và nhiệt độ
làm việc tối đa cho phép, nhiệt độ làm việc tối thiểu cho phép và ngày chế tạo.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15.8. Báo cáo và hồ sơ
15.8.1. Cơ sở sử dụng bình chịu áp lực
phải lưu đầy đủ hồ sơ bình chịu áp lực và thiết bị giảm áp. Hồ sơ phải được lưu
trong suốt thời gian sử dụng của từng thiết bị và được cập nhật thường xuyên thông tin
mới liên quan đến
vận hành, kiểm tra và lịch sử bảo trì của thiết bị.
15.8.2. Hồ sơ bình chịu áp lực và thiết bị giảm áp
phải có bốn loại thông
tin phù hợp với tính toàn vẹn cơ học như sau:
a) Thông tin thiết kế và chế tạo.
b) Lịch sử kiểm tra. Hồ sơ RBI của
bình chịu áp lực phải tuân theo Mục 16 API 580. Các hồ sơ cũng cần chỉ ra cách xử
lý của từng khuyến nghị kiểm
tra, bao gồm cả lý do tại sao khuyến nghị kiểm tra không được thực hiện.
c) Thông tin về sửa chữa, thay đổi và
đánh giá lại:
- Các biểu mẫu sửa chữa và thay đổi
theo Phụ lục D API 510;
- Các báo cáo đưa ra với thiết bị vẫn
đang vận hành với các thiếu sót được xác định, các sửa chữa tạm thời hoặc các đề
xuất cho sửa chữa, đánh giá
FFS cho đến khi sửa chữa có thể được hoàn thành;
- Tài liệu đánh giá lại (bao gồm các tính
toán đánh giá lại, điều kiện thiết kế mới và được kiểm định).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15.8.3. Các hồ sơ vận hành và bảo dưỡng,
chẳng hạn như điều kiện vận hành, các sự cố công nghệ có thể ảnh hưởng
đến tính toàn vẹn cơ khí, hư hỏng do bảo trì phải lưu giữ và sẵn sàng khi chuyên
gia kiểm tra yêu cầu. Biểu mẫu
hồ sơ tham khảo
Phụ lục C API 572.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG, KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM,
KIỂM ĐỊNH BÌNH CHỊU ÁP LỰC
16. Thời hạn kiểm định định kỳ bình chịu
áp lực được quy định như sau:
a) Kiểm tra bên ngoài và bên trong: 3
năm/lần.
b) Kiểm tra bên ngoài, bên trong
và thử áp lực: 6 năm/lần.
Đối với các bình chứa môi chất ăn mòn
kim loại, thời hạn kiểm tra trên giảm đi 1/3 thời gian.
17. Trường hợp cơ sở sử dụng đã thực
hiện RBI đáp ứng các quy định, Kiểm định viên cần xem xét sử dụng các kết quả kiểm
tra RBI trong quá trình kiểm định bình chịu áp lực.
18. Các tổ chức cá nhân lắp
đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra, thử nghiệm, tư vấn, kiểm định bình chịu áp
lực phải đáp ứng các quy định có liên quan tại Quy chuẩn này khi thực hiện
các công việc liên quan đến RBI.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Định kỳ hàng năm Cục Kỹ thuật an toàn
và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đánh
giá RBI tại các cơ sở sử dụng tiến hành đánh giá RBI.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục Kỹ
thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công
Thương sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này,
20. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra thực hiện các quy định của Quy chuẩn
này trên địa bàn quản lý.
21. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành Viên có
quy định khác với quy định của Quy chuẩn này thi thực hiện theo quy định tại điều
ước quốc tế đó./.