Cơ sở sản xuất thiết bị điện tử phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với loại nước thải nào? Cơ sở phải nộp phí bảo vệ môi trường cho ai?
- Cơ sở sản xuất thiết bị điện tử phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với loại nước thải nào?
- Cơ sở sản xuất thiết bị điện tử nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho ai?
- Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có cần phải nộp toàn bộ phí thu được vào ngân sách nhà nước không?
Cơ sở sản xuất thiết bị điện tử phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với loại nước thải nào?
Cơ sở sản xuất thiết bị điện tử phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với loại nước thải theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:
Đối tượng chịu phí
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá.
b) Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
c) Cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
d) Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề.
đ) Cơ sở: Thuộc da, tái chế da, dệt, nhuộm, may mặc.
e) Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản.
g) Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
h) Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng.
...
Theo đó, cơ sở sản xuất thiết bị điện tử phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với loại nước thải công nghiệp.
Cơ sở sản xuất thiết bị điện tử phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với loại nước thải nào? (Hinh từ Internet)
Cơ sở sản xuất thiết bị điện tử nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho ai?
Cơ sở sản xuất thiết bị điện tử nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho ai, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở thuộc diện quản lý trên địa bàn. Căn cứ tình hình thực tế quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các cơ sở trên địa bàn.
2. Tổ chức cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nguồn nước sạch do mình cung cấp.
3. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất thiết bị điện tử nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn.
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có cần phải nộp toàn bộ phí thu được vào ngân sách nhà nước không?
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có cần phải nộp toàn bộ phí thu được vào ngân sách nhà nước không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp toàn bộ phí thu được vào ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.
Nếu tổ chức thu phí thuộc diện khoán chi phí hoạt động theo quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2016/NĐ-CP thì được để lại 25% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP.
Trong đó, các khoản chi khác bao gồm cả: Chi phí cho điều tra, thống kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối tượng chịu phí; chi phí đo đạc, đánh giá, lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải phục vụ cho việc thẩm định tờ khai phí, quản lý phí; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất cơ sở thải nước thải công nghiệp.
Phần còn lại, sau khi trừ số tiền phí được trích để lại theo quy định tại tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải, tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải.
Hàng năm, tổ chức thu phí có trách nhiệm thông tin công khai số phí bảo vệ môi trường thu được năm trước trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo địa phương, Đài phát thanh địa phương, Cổng thông tin điện tử của tổ chức thu phí và các hình thức phù hợp khác để người dân và doanh nghiệp được biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?