Cơ sở phục hồi chức năng được tổ chức theo các hình thức nào? Có bao nhiêu kỹ thuật phục hồi chức năng được sử dụng?
Cơ sở phục hồi chức năng được tổ chức theo các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 46/2013/TT-BYT (Được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BYT) quy định các hình thức tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng như sau:
- Khoa Phục hồi chức năng, Trung tâm Phục hồi chức năng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Phòng khám Phục hồi chức năng.
- Bệnh viện Phục hồi chức năng.
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc các hình thức tổ chức nêu trên nhưng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật phục hồi chức năng trong phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh hiện hành.
Cơ sở phục hồi chức năng (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu kỹ thuật phục hồi chức năng được sử dụng?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 46/2013/TT-BYT (Được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BYT) thì có các kỹ thuật phục hồi chức năng gồm: vật lý trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng và kỹ thuật khác. Cụ thể:
(1) Vật lý trị liệu là kỹ thuật sử dụng các tác nhân vật lý nhằm mục tiêu nâng cao sức khỏe; điều trị, can thiệp, phục hồi chức năng bệnh lý, sau chấn thương hoặc điều chỉnh, thích nghi với các khiếm khuyết của cơ thể người bệnh; phòng ngừa các yếu tố nguy cơ khuyết tật liên quan đến vận động;
(2) Hoạt động trị liệu là sử dụng các kỹ thuật huấn luyện kỹ năng, thay đổi cách thức thực hiện hoạt động chức năng, điều chỉnh môi trường sống và cung cấp các dụng cụ thích nghi nhằm tăng cường khả năng tham gia các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người bệnh, phù hợp với nhu cầu và theo cách người đó mong muốn;
(3) Ngôn ngữ trị liệu là kỹ thuật sử dụng các hình thức giao tiếp và tương tác để lượng giá, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị, can thiệp, nghiên cứu các vấn đề rối loạn về giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói, giọng nói, sự trôi chảy (nói khó), nghe, nhận thức và nuốt của người bệnh;
(4) Tâm lý trị liệu là kỹ thuật sử dụng các hình thức giao tiếp và tương tác để lượng giá, chẩn đoán, điều trị và can thiệp các rối loạn chức năng về phản ứng cảm xúc, cách suy nghĩ và mẫu hành vi của người bệnh;
(5) Can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng là việc sử dụng một hoặc một số sản phẩm, thiết bị hoặc phần mềm để can thiệp về vận động hoặc di chuyển (bao gồm dụng cụ chỉnh hình, chân tay giả), nghe, nhìn, giao tiếp, nhận thức, chỉnh sửa môi trường, sinh hoạt hàng ngày để người bệnh phát triển, duy trì, cải thiện chức năng, phòng ngừa, giảm hậu quả của khuyết tật và thích nghi tối đa với môi trường sống của họ.
Công tác chuyên môn giữa khoa phục hồi chức năng và các khoa, phòng trong bệnh viện được phối hợp thế nào?
Về việc phối hợp công tác chuyên môn giữa khoa phục hồi chức năng và các khoa, phòng trong bệnh viện được thực hiện theo Điều 21 Thông tư 46/2013/TT-BYT (Được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-BYT), cụ thể như sau:
Phối hợp công tác chuyên môn giữa khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN và các khoa, phòng trong bệnh viện
1. Khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN có trách nhiệm:
a) Cử bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN đến khoa lâm sàng để khám bệnh, đánh giá nhu cầu PHCN của người bệnh khi nhận được thông báo của khoa lâm sàng;
b) Phối hợp với khoa lâm sàng để lập kế hoạch, hướng dẫn và hỗ trợ điều dưỡng, kỹ thuật viên khoa lâm sàng thực hiện PHCN cho người bệnh tại khoa lâm sàng;
c) Tiếp nhận và PHCN cho người bệnh từ khoa khác chuyển đến.
2. Các khoa lâm sàng có trách nhiệm:
a) Thông báo cho khoa PHCN biết người bệnh tại khoa có nhu cầu PHCN;
b) Phối hợp và tạo điều kiện cho bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN đến khám bệnh, hướng dẫn, hỗ trợ điều dưỡng, kỹ thuật viên khoa lâm sàng thực hiện PHCN cho người bệnh.
c) Thực hiện PHCN cho người bệnh tại khoa lâm sàng với sự trợ giúp của bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa PHCN.
d) Tùy theo yêu cầu chuyên môn, bác sĩ lâm sàng và bác sĩ chuyên khoa PHCN phải tổ chức hội chẩn theo quy định.
3. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
a) Quy định việc phối hợp giữa khoa phục hồi chức năng hoặc trung tâm phục hồi chức năng với các khoa, phòng và các đơn vị có liên quan trong bệnh viện;
b) Quy định việc phối hợp giữa các thành viên trong nhóm phục hồi chức năng để khám, chẩn đoán, lượng giá, xác định mục tiêu, lập kế hoạch, điều trị và can thiệp phục hồi chức năng có hiệu quả. Nhóm phục hồi chức năng bao gồm: Bác sỹ phục hồi chức năng làm trưởng nhóm, các thành viên là bác sỹ điều trị của các khoa, phòng hoặc các đơn vị có liên quan trong bệnh viện, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, điều dưỡng và nhân viên công tác xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?