Cơ sở massage phải xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời gian bao lâu?
- Cơ sở massage phải xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời gian bao lâu?
- Quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự như thế nào?
- Người được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được pháp luật quy định như thế nào?
Cơ sở massage phải xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời gian bao lâu?
Cơ sở massage phải xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời gian bao lâu căn cứ Điều 15 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không quy định thời hạn sử dụng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải ghi rõ thời hạn sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh hoạt động có thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này hoặc giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp cho cơ sở kinh doanh hoạt động có thời hạn thì thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không vượt quá thời hạn ghi trong các văn bản đó;
b) Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí thì thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phù hợp với thời hạn ghi trong văn bản về thi công công trình, thăm dò khai thác khoáng sản, dầu khí.
3. Trường hợp các văn bản, giấy phép quy định tại khoản 2 Điều này có thời hạn hoạt động từ 10 năm trở lên thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không ghi thời hạn sử dụng.
4. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp văn bản, giấy phép có quy định thời hạn hoạt động cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
Theo đó, đối với trường hợp trên việc Công an phường yêu cầu - thì anh có thể trao đổi thêm cũng như yêu cầu cung cấp cơ sở, vì quy định Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không quy định thời hạn sử dụng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 nêu trên mà trường hợp của mình cũng không rơi vào trường hợp trên.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự như thế nào?
Tại Điều 17 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh có trách nhiệm quản lý chặt chẽ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và phải xuất trình Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh có trách nhiệm bảo quản Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc ngừng hoạt động kinh doanh thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không còn giá trị sử dụng. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tuyên bố phá sản, ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Người được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được pháp luật quy định như thế nào?
Người được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được pháp luật quy định tại Điều 16 Nghị định 96/2016/NĐ-CP cụ thể:
Người được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Trường hợp những người quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP cư trú không ổn định tại Việt Nam hoặc không thường xuyên cư trú tại Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có thẩm quyền của cơ sở kinh doanh để đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Nếu việc ủy quyền diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam nơi thực hiện ủy quyền đó. Người ủy quyền và người được ủy quyền đều phải chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện quy định về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, trường hợp những người quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP cư trú không ổn định tại Việt Nam hoặc không thường xuyên cư trú tại Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người có thẩm quyền của cơ sở kinh doanh để đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Cụ thể, điểm a khoản 5 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
5. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh là:
a) Người đại diện theo pháp luật, người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh có tên trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này;
Lưu ý:
Nếu việc ủy quyền diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam nơi thực hiện ủy quyền đó. Người ủy quyền và người được ủy quyền đều phải chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện quy định về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?