Cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở sản xuất có bị đình chỉ hoạt động?
Cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở sản xuất có bị đình chỉ hoạt động?
Theo Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán có thể bị xử phạt như sau:
(1) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất, hóa chất vượt quá giới hạn cho phép hoặc không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để sản xuất giá đỗ
(2) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Sử dụng chất, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng;
- Sử dụng chất, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 50.000.000 đồng.
(3) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng chất, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(4) Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định mục (2)
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại mục (3)
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại mục (4)
- Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các mục (3) và (4)
Đồng thời thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm
- Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm
Theo Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa
Như vậy, cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định trên
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức, nếu cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên thì mức xử phạt bằng 1/2 lần tổ chức.
Cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán bị xử lý sao? Cơ sở sản xuất có bị đình chỉ hoạt động? (hình từ internet)
Chất hỗ trợ nào được sử dụng để chế biến, sản xuất giá đỗ?
Chất hỗ trợ có thể được sử dụng để chế biến, sản xuất giá đỗ được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BYT quy định những chất trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm có như sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống là gì?
Theo Điều 23 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
- Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử được Tổng cục thuế chấp nhận mới nhất? Định dạng hóa đơn điện tử thế nào?
- Cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán bị phạt bao nhiêu tiền? Cơ sở sản xuất có bị đình chỉ hoạt động?
- Chủ nhật cuối cùng tháng 12 là ngày mấy? Lời chúc chủ nhật cuối cùng của năm? Tết Dương lịch được nghỉ mấy ngày?
- Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 Trường học? Tổng hợp các biểu mẫu kèm theo Mẫu Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 Trường học?
- Tiền thưởng tết 2025 của cán bộ công chức viên chức được quy định thế nào? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 ra sao?