Cơ sở dữ liệu kế toán thuế là gì? Cơ sở dữ liệu kế toán thuế phải được ghi nhận và lưu giữ như thế nào?
Cơ sở dữ liệu kế toán thuế là gì?
Cơ sở dữ liệu kế toán thuế được định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định như sau:
9. Cơ sở dữ liệu kế toán thuế là tập hợp các thông tin, dữ liệu về kế toán thuế (bao gồm: các thông tin đầu vào của kế toán thuế, chứng từ kế toán thuế, tài khoản kế toán thuế, sổ kế toán thuế, báo cáo kế toán thuế) được lưu trữ, sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử trên Phân hệ kế toán thuế.
Như vậy, cơ sở dữ liệu kế toán thuế là tập hợp các thông tin, dữ liệu về kế toán thuế (bao gồm: các thông tin đầu vào của kế toán thuế, chứng từ kế toán thuế, tài khoản kế toán thuế, sổ kế toán thuế, báo cáo kế toán thuế) được lưu trữ, sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử trên Phân hệ kế toán thuế.
Cơ sở dữ liệu kế toán thuế phải được ghi nhận và lưu giữ như thế nào?
Cơ sở dữ liệu kế toán thuế phải được ghi nhận và lưu giữ phù hợp với yêu cầu được quy định tại khoản 5 Điều 25 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định như sau:
Sổ kế toán thuế
1. Sổ kế toán thuế là một dạng dữ liệu được thiết lập trong Phân hệ kế toán thuế.
2. Sổ kế toán thuế dùng để ghi chép, phản ánh, lưu trữ toàn bộ và có hệ thống số tiền thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp.
3. Thông tin trên sổ kế toán thuế phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực, liên tục và có hệ thống toàn bộ hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế. Bộ phận kế toán thuế của cơ quan thuế không được để ngoài sổ kế toán thuế số tiền mà cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ.
4. Sổ kế toán thuế dưới dạng dữ liệu trong Phân hệ kế toán thuế phản ánh thông tin của kế toán thuế được tạo lập và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử trên cơ sở dữ liệu kế toán thuế, được thiết lập theo quy trình chuẩn của Hệ thống ứng dụng quản lý thuế, lưu trữ toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh theo từng nội dung nghiệp vụ và theo trình tự thời gian có liên quan đến kế toán thuế. Sổ kế toán thuế dưới dạng dữ liệu điện tử có thể được in ra bản giấy để sử dụng theo yêu cầu của công tác kế toán thuế.
5. Cơ sở dữ liệu kế toán thuế phải được ghi nhận và lưu giữ phù hợp với yêu cầu của Luật Kế toán, Luật giao dịch điện tử, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Cơ sở dữ liệu kế toán thuế là gì? Cơ sở dữ liệu kế toán thuế phải được ghi nhận và lưu giữ như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác kế toán thuế bao gồm các công việc nào?
Công tác kế toán thuế bao gồm các công việc được quy định tại Điều 6 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:
Nội dung của công tác kế toán thuế
Công tác kế toán thuế là một trong các chức năng quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống theo các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế, trong đó có Phân hệ kế toán thuế. Công tác kế toán thuế bao gồm các công việc sau:
1. Thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, lập chứng từ kế toán thuế
a) Thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế là công việc của kế toán thuế được thực hiện tự động bởi Phân hệ kế toán thuế kết nối với Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế theo quy định tại các Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 Thông tư này nhằm xác định đầy đủ các nội dung hạch toán của từng tài khoản kế toán thuế.
b) Trường hợp ghi sổ kế toán thuế không qua quy trình thu thập thông tin đầu vào của Phân hệ kế toán thuế, công chức làm công tác kế toán thuế lập chứng từ kế toán thuế theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
2. Ghi sổ kế toán thuế là công việc của kế toán thuế được thực hiện tự động bởi Phân hệ kế toán thuế nhằm ghi chép các thông tin đầu vào của kế toán thuế và chứng từ kế toán thuế tại khoản 1 Điều này để hạch toán kế toán thuế, phản ánh các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh trong kỳ kế toán thuế, bao gồm việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, sửa chữa sổ kế toán thuế theo các quy định tại Mục 3, Chương II Thông tư này.
3. Lập báo cáo kế toán thuế là công việc của kế toán thuế được thực hiện tự động bởi Phân hệ kế toán thuế hoặc bởi công chức làm công tác kế toán thuế để tổng hợp kết quả hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp (bao gồm số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ) theo quy định tại Mục 4 Chương II Thông tư này.
4. Lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế là công việc của kế toán thuế thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phiếu tự đánh giá đoàn viên cuối năm theo mẫu nào mới nhất? Đoàn viên nào thuộc đối tượng đánh giá?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc của em về 1 bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ?
- Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? Thứ 6 ngày 13 năm 2024 vào ngày mấy âm lịch?
- Chứng thư điện tử có bao gồm giấy phép dưới dạng dữ liệu điện tử? Quy định về chuyển giao chứng thư điện tử?
- Hướng dẫn phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng theo Nghị định 137?