Cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có bị tước Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động không?
- Thanh tra giao thông vận tải có quyền xử phạt cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên hay không?
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Hành vi không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên của cơ sở đào tạo lái xe ô tô được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 21 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo lái xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng xe tập lái không có mui che mưa, nắng; không có ghế ngồi gắn chắc chắn trên thùng xe cho người học theo quy định;
b) Không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe theo quy định hoặc có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký;
c) Không công khai quy chế tuyển sinh, quản lý đào tạo và mức thu học phí theo quy định.
d) Tổ chức đào tạo cho học viên chưa có đủ hồ sơ của người học lái xe theo quy định.
...
Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe theo quy định hoặc có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có bị tước Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động không?
Căn cứ khoản 9 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch lái xe
....
9. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 4; điểm d khoản 5 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều này bị đình chỉ tuyển sinh từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Trung tâm sát hạch lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 3; điểm k, điểm l khoản 4; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động” từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Trung tâm sát hạch lái xe thực hiện hành vi quy định tại điểm k khoản 5; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động” từ 02 tháng đến 04 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 3 Điều này bị tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo.
Theo quy định trên thì cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên không bị áp dụng hình phạt bổ sung nên sẽ không bị tước Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.
Thanh tra giao thông vận tải có quyền xử phạt cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên hay không?
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông vận tải được quy định tại điểm q khoản 5 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
q) Điều 37, Điều 38;
...
Theo đó, Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô không thực hiện ký hợp đồng đào tạo với học viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?