Cơ sở đào tạo lái xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy? Thủ tục cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô là gì?
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện gì để đi vào hoạt động?
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện gì để đi vào hoạt động?
Để tiến hành hoạt động kinh doanh trên thực tế, cơ sở đào tạo lái xe ô tô cần đáp ứng một số điều kiện sau đây:
(1) Điều kiện chung: quy định tại Điều 5 Nghị định 65/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 138/2018/NĐ-CP:
Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
(2) Điều kiện về cơ sở vật chất: quy định tại Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP và khoản 2, khoản 3 Điều 1, Điều 2 Nghị định 138/2018/NĐ-CP
* Hệ thống phòng học chuyên môn
- Bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;
- Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
- Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bỏ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;
- Phòng học Kỹ thuật lái xe: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có thiết bị mô phòng để đào tạo lái xe;”
- Phòng học Nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng;
- Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không rạn nứt, không trơn trượt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập;
* Xe tập lái
* Có xe tập lái các hạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy lái
- Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng;
- Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo;
* Sân tập lái xe
- Thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe;”
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;
- Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng;
- Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;
- Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành;
- Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B1 và B2 là 8.000 m2; hạng B1, B2 và C là 10.000 m2; hạng B1, B2, C, D, E và F là 14.000 m2.
(3) Điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô: quy định tại Điều 7 Nghị định 65/2016/NĐ-CP
* Điều kiện chung
- Có đội ngũ giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp;
- Đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ sư phạm theo quy định;
- Số lượng giáo viên cơ hữu phải đảm bảo 50% trên tổng số giáo viên của cơ sở đào tạo.
* Điều kiện giáo viên dạy lý thuyết
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên;
- Trình độ A về tin học trở lên;
- Giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.
* Điều kiện giáo viên dạy thực hành
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp;
- Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2;
- Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 03 năm trở lên, kể từ ngày được cấp; giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên, kể từ ngày được cấp;
- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
Thủ tục cấp giấy phép đào tạo đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô là gì?
Để được cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô, cơ sở đào tạo cần thực hiện theo thủ tục sau đây:
(1) Về hồ sơ: theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 65/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 138/2018/NĐ-CP, bao gồm:
- Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định này;
- Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
(2) Về trình tự thực hiện: theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 65/2016/NĐ-CP
- Sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, trang thiết bị dạy lái xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe ô tô; tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này;
- Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XI kèm theo Nghị định này và cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô cần chuẩn bị tài liệu về đào tạo như thế nào cho phù hợp?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, tài liệu về đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe được quy định như sau:
(1) Giáo trình đào tạo lái xe phù hợp với giáo trình khung đào tạo lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
(2) Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:
- Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tiến độ đào tạo lái xe ô tô các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Sổ theo dõi thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Sổ lên lớp, sổ cấp chứng chỉ sơ cấp, sổ cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(3) Cơ sở đào tạo lái xe hạng A4 sử dụng các loại sổ tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này.
(4) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng danh sách học viên đăng ký sát hạch làm tài liệu quản lý đào tạo. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô sử dụng dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo.
(5) Thời gian lưu trữ hồ sơ
- Không thời hạn đối với sổ cấp chứng chỉ đào tạo;
- 02 năm đối với bài thi tốt nghiệp, dữ liệu lưu trữ quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên và các tài liệu còn lại;”c) Việc hủy tài liệu hết giá trị theo quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai có nằm trong thủ tục hành chính không? Nhà nước có khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở không?
- Tải Mẫu giấy mời họp phụ huynh đầu học kỳ II cho giáo viên các cấp đẹp? Thi kết thúc học kỳ I trước Tết Âm lịch?
- Kịch bản chương trình lễ kỷ niệm ngày thành lập 22 12 ngắn gọn? Kịch bản dẫn chương trình ngày 22 12 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm vụ gì? Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn vi phạm kỷ luật thì xử lý thế nào?
- Tấn công, vô hiệu hóa làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng có phải là hành vi bị nghiêm cấm?